www.nhabaovietthuong.com

www.nhabaovietthuong.com
www.nhabaovietthuong.com

Sonntag, 18. November 2012

SỰ TÍCH: CON YÊU RÂU XANH Ở VIỆT NAM 02



S TÍCH: CON YÊU RÂU XANH Ở VIỆT NAM
* * * * * * * * *
Việt Thường
Bài 2
Quá trình tội ác của Hồ chí Minh
Thực chất của “ông tiên”, “hiền triết phương đông”, “anh hùng giải phóng dân tộc”, “lãnh đạo tầm cỡ quốc tế tài ba” của Lữ Phương là gì?
Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, trong lúc các vua quan đương chức, các nho sỹ, nông dân v.v… đều tổ chức chống Pháp liên tục cho đến 1945-46, rồi lại tiếp tục từ đó theo các phương thức khác nhau, thì, bố của Hồ xin được làm tay sai cho Pháp và Hồ được học ở Quốc Tử Huế. Chính là từ điểm xuất phát ở Quốc Tử Huế, “cậu ấm” Hồ chí Minh đã trổ mầm của giấc mộng làm “cha mẹ dân Việt Nam” (dân chi phụ mẫu). Bố Hồ, vốn tính hung hăng, rượu chè nên khi làm tri huyện Bình Khê (Bình-định), say rượu đánh chết dân lành bị kiện. Vì mới đặt ách đô hộ nên thực dân Pháp mị dân, cách quan của bố Hồ. Và, “cậu ấm” Hồ chí Minh bị đuổi khỏi Quốc Tử Huế, ngậm ngùi ôm giấc mộng “làm cha của dân” lang thang vào phía Nam. Cả hai cha con hổ thẹn đâu dám về quê nhà ở Nghệ-an.

Với hy vọng nếu sang mẫu quốc Pháp, bày tỏ tinh thần khuyển mã, chắc sẽ được trọng dụng. Cho nên chân ướt chân ráo tới cảng Marseille, Hồ đã vội làm đơn xin được học ở trường thuộc địa để “phục vụ mẫu quốc Pháp”. Bị từ chối vì là con quan bị cách, Hồ lang thang kiếm sống. Hồ may mắn gặp được các cụ Phan văn Trường, Phan chu Trinh, Nguyễn thế Truyền v.v… giúp đỡ và giác ngộ cái thân nô lệ để tìm cách giành lại độc lập cho Việt Nam. Các cụ đối với Hồ rất chí tình, nhưng Hồ không thể theo đường lối của các cụ được. Vì như thế thì lợi cho dân cho nước nhiều, chứ Hồ chưa thỏa được tham vọng. Nhờ có các cụ dìu dắt nên Hồ mới làm quen với báo chí và chính trị. Cuối cùng, Hồ đã chọn con đường của quốc tế 3 (công cụ chiến lược của Lê-nin), vì quốc tế 3 chủ trương giúp các thuộc địa giành độc lập (thực chất là để ngả vào chủ nghĩa thực dân đỏ của Lê-nin). Chính Hồ đã viết rằng Hồ còn dốt nát về chính trị, về các học thuyết, nhưng lựa theo quốc tế 3 vì chủ trương của quốc tế 3 mở lối cho Hồ thực hiện được ước vọng “làm cha mẹ của dân Việt Nam”.
Cho nên cái gọi là “Hồ đi tìm đường cứu nước”, chính là tìm đường làm quan. Bị thực dân Pháp từ chối, nay được thực dân đỏ đón nhận nên Hồ đã mừng reo lên và tuôn nước mắt (Hồ đã dại dột bộc lộ cái kẽ hở đó).

Được thực dân đỏ huấn luyện làm gián điệp và biên chế trong Cục Phương Đông. Năm 1925, Hồ được cử về Đông-nam-á. Chính ở đây đã có bằng chứng bản chất Việt gian bán nước của Hồ. Đó là Hồ bán cụ Phan Bội Châu cho mật thám Pháp, lấy tiền xài sang. Sau vụ bán cụ Phan Bội Châu, từ Tàu, Hồ qua Thái-lan 1928. đây Hồ lại làm một hành động Việt gian nữa. Chẳng là lãnh tụ Nguyễn Thái Học của VNQDĐ, đang chuẩn bị khởi nghĩa đuổi thực dân Pháp, nên cử ba người sang Thái-lan móc nối mua vũ khí và họ đã tìm gặp những người Việt tại Thái-lan. Trong số đó có Hoàng văn Hoan và Nguyễn đức Quỳ. Tới Thái-lan, Hồ được Hoan và Quỳ cho biết người của VNQDĐ tìm mua vũ khí để chuẩn bị khởi nghĩa. Hồ khuyên Hoan và Quỳ đừng nên dính vào việc nguy hiểm này trước khi từ giã Thái-lan, qua Tàu trở lại. Ba người của VNQDĐ từ Thái trở về Việt Nam, qua biên giới thì bị mật thám thực dân Pháp đã đón sẵn, bắt đưa vào tù, tra tấn, hỏi cung. Biết VNQDĐ định khởi nghĩa, thực dân Pháp cảnh giác tước vũ khí binh sĩ người Việt. Đó là nguyên nhân lãnh tụ liệt sỹ vĩ đại của dân tộc, Nguyễn Thái Học, đành hạ lệnh tổng khởi nghĩa dù việc chuẩn bị chưa xong.

Chẳng cần úp mở cũng đoán biết là ai là kẻ báo cho mật thám Pháp bắt ba người của VNQDĐ từ Thái-lan trở về. Việc bán cụ Phan Bội Châu và dẫn chứng nói trên – lấy từ hồi ký của Hoàng văn Hoan và của Nguyễn đức Quỳ – cho phép ta khẳng định: Hồ là kẻ mượn tay thực dân Pháp phá cuộc khởi nghĩa của VNQDĐ. Vì, sự thành công của VNQDĐ sẽ là trở ngại cho việc xâm lược kiểu mới của thực dân đỏ cũng như chỗ ngồi “làm cha mẹ dân” của Hồ.
Chính vì biết dự định khởi nghĩa của VNQDĐ, nên chưa kịp nhận lệnh của quốc tế 3 Hồ đã tập hợp những tên cộng sản Việt Nam, cho ra đời cái gọi là “đảng cộng sản Việt Nam”. Sau đó lệnh của quốc tế 3 đến bắt đổi thành “đảng cộng sản Đông-dương” mà gọi tên với đúng nội dung của nó phải là: “Tổ chức công dân búa liềm, công cụ xâm lược của thực dân Đỏ”. Và, chúng vội vàng đẻ non ra vụ cướp ngày có tên là: “Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930”.
Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 đã lòi đuôi cái gọi là “đảng cộng sản Đông-dương” (hay tập đoàn công dân búa liềm) là công cụ của thực dân đỏ, qua khẩu hiệu đầy màu sắc Việt gian là:
“Trí, phú, địa, hào
Đào tận gốc, trốc tận rễ”!!!
Nếu bốn tầng lớp “trí, phú, địa, hào” của Việt Nam mà bị tiêu diệt thì xã hội Việt Nam còn lại cái gì? Thật là dễ dàng cho thực dân đỏ xâm lược và đồng hóa toàn diện. Chiến lược của thực dân đỏ vừa thâm độc vừa tàn bạo hơn bất cứ tụi xâm lược nào trong lịch sử loài người.
Khẩu hiệu trên chỉ có thể là kim chỉ nam hành động của loại “anh hùng giải phóng dân tộc”, của “ông tiên”, của “hiền triết phương đông” qua lăng kính Lữ Phương và bè lũ đồng dạng mà thôi!

Vài năm sau Hồ làm cái việc bán Lê hồng Phong cho thực dân Pháp như đã viết ở trên (vì thù riêng). Sợ tội với quan thầy, Hồ đành lang thang bên Tàu, không dám trở lại Nga-xô. Bởi vì, Lê hồng Phong mới chính là kẻ mà tụi thực dân đỏ tin tưởng và đào tạo thành tay sai số một sau này, nếu khi Việt Nam bị nhuộm đỏ, chứ không phải là Hồ. Đánh bóng và tạo uy tín cho tay sai Lê hồng Phong, thực dân đỏ đã phong cho hắn chức ủy viên trung ương dự khuyết của quốc tế 3 và chỉ định về làm tổng bí thư của đảng cộng sản Đông-dương.
Thời gian ở Tàu, Hồ đã trực tiếp móc nối được với Phạm văn Đồng; với Võ nguyên Giáp (con nuôi chánh cẩm thực dân Pháp, tên là Marti), kẻ cũng có đơn xin được tiếp tục học để phục vụ mẫu quốc Pháp; với Hoàng văn Hoan mà Hồ gặp khi qua Thái-lan. Về sau, cả ba tên này đều được Hồ ưu đãi cho vào bộ chính trị (hậu thân của khái niệm “chủ tịch đoàn” trước kia) và Đồng làm thủ tướng ngụy quyền Hà-nội; Giáp làm đại tướng tổng tư lệnh ngụy quân; Hoan vừa phụ trách an ninh, tình báo vừa giữ ghế phó chủ tịch quốc hội do Hồ đẻ ra. Hoan còn là phái viên của Hồ bên Trung cộng, nghĩa là theo cách gọi của ngụy quyền Hà-nội: đại sứ đặc mệnh toàn quyền (bán nước)!!!

Thế chiến thứ hai xảy ra, thực dân đỏ tạm ngưng nước cờ xâm lược và cũng quên Hồ luôn. Lang thang bên Tàu như chó lạc chủ, nhưng cái bản chất lưu manh do nghề gián điệp càng thêm phát triển, Hồ làm gián điệp cho Mao, theo rõi quân Tưởng; rồi lại làm tay sai cho tướng Trương phát Khuê của Tưởng để báo cáo tình hình hoạt động của người Việt ở Tàu, phục vụ cho kế hoạch “Hoa quân nhập Việt”. Bị tố giác là cộng sản – tay sai của thực dân đỏ – nên Hồ bị Trương phát Khuê cho dzô tù.

Nhờ cụ Hồ Học Lãm, một người Việt Nam yêu nước chân chính, cha đẻ của tổ chức “Việt Nam Độc lập Đồng minh”, ra đời từ 1936, có báo cáo xin chính thức hoạt động, gửi cho văn phòng trung ương quốc dân đảng của Tàu, cùng với cụ Nguyễn Hải Thần bảo lãnh, nên sau khi làm kiểm điểm phản tỉnh, Hồ được Trương phát Khuê cho ra khỏi tù. Tổ chức Việt Nam Độc lập Đồng minh do các cụ Hồ Học Lãm, Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh v.v… tiếp tục hoạt động. Hồ xin gia nhập nhưng vẫn sợ Trương phát Khuê bắt tù lại nên láu cá xin được về hoạt động ở biên giới quốc nội. Với danh nghĩa Việt Nam Độc lập Đồng minh (tập hợp của nhiều nhóm người VIệt ở Tàu làm cách mạng), khi về biên giới, gặp đoàn thanh niên do tổ chức của cụ Nguyễn Hải Thần móc nối cho qua Tàu để huấn luyện, Hồ bịa đặt rằng hắn là đại diện của cụ Nguyễn Hải Thần, thâu nhận nhóm đó mở lớp giảng về tôn chỉ hoạt động của Việt Nam Độc lập Đồng minh (sau gọi tắt là Việt Minh) và cho về nước hoạt động. Nhóm đó gồm: Chu văn Tấn, Lê quảng Ba, Trần đại Lâm v.v… (tham khảo hồi ký của bọn này sẽ rõ).
Đúng vào thời kỳ đó, ở Việt Nam, tổ chức cộng sản bị thực dân bắt gần hết bọn đầu lãnh trung ương, chỉ còn lại vài mống là Trường chinh, Lê văn Lương, Hoàng quốc Việt. Sau đó thêm Phùng chí Kiên, được thực dân đỏ cho về bổ sung vào trung ương để tổ chức lực lượng vũ trang. Chức tổng bí thư bị khuyết. Đào duy Tùng, tên chánh tổng ác ôn được móc nối vào cộng sản và giữ chức bí thư tỉnh ủy cộng sản ở Hưng-yên (Bắc Việt) có sáng kiến đề nghị Trường Chinh giữ chức quyền tổng bí thư. Cái chức này của Trường Chinh chỉ do dăm tên cộng sản ở Hưng-yên bầu ra mà thôi, nghĩa là chưa đúng điều lệ. Trường Chinh sướng rên lên về cái chức bố láo đó, nhưng vẫn nơm nớp sợ rớt đài.

May thay cho cả Hồ và Trường Chinh. Thấy núp dưới danh nghĩa Việt Minh của cụ Hồ Học Lãm có kết quả tốt. Họ Hồ bèn dùng danh nghĩa phái viên Cục Phương Đông mời Trường Chinh lên biên giới Cao-bằng họp. Trường Chinh gọi cả Hoàng quốc Việt đi theo. Hồ biết Trường Chinh là tổng bí thư bố láo. Trường Chinh cũng biết Hồ là tên “thất sủng và thất nghiệp” mượn danh nghĩa cũ là phái viên Cục Phương Đông để lòe nhau. Biết tẩy của nhau nên cả hai cùng lật bài: Trường Chinh thì công nhận Hồ là phái viên Cục Phương Đông cử về. Còn Hồ thì nhân danh phái viên Cục Phương Đông, hợp pháp hóa cái chức tổng bí thư cho Trường Chinh. Khi biết Hồ có ý “định cư” hẳn ở Cao-bằng, Trường Chinh sợ Hồ có uy tín hơn Trường Chinh, sẽ tóm thâu quyền lực của Trường Chinh. Đó là lý do khi Hoàng quốc Việt bị lạc đường nên đến chỗ họp sau Trường Chinh vài ngày. Lần đầu tiên gặp Hồ, Việt chưa biết xưng hô thế nào thì Trường Chinh nhanh mồm bảo Việt gọi Hồ là “bác”. Cùng là cộng sản mà không xưng hô “đồng chí” nên Hồ láu cá hiểu ngay ý đồ của Trường Chinh là muốn Hồ giữ một khoảng cách, là cố vấn thôi, chứ đừng đi sâu vào công việc của Trường Chinh, vì qua báo cáo của Trần Phú, Hà huy Tập gửi quốc tế 3, Trường Chinh biết Hồ là kẻ đầy tham vọng, mưu mô, lạm quyền. Đó là lý do Hồ phải nằm trong hang Pắc-bó, lén lút kết thân với nhóm Chu văn Tấn, Lê quảng Ba v.v… vốn là người dân tộc thiểu số, đã được Hồ dạy khi Hồ xin với các cụ Hồ Học Lãm, Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh về gây phong trào Việt Minh ở quốc nội, gặp bọn họ ở biên giới. Rồi để cho Trường Chinh yên lòng và cũng là tạo ra bằng cớ cụ thể, chứng tỏ Hồ, dù mạo muội hãm hại Lê hồng Phong, nhưng lòng Hồ lúc nào cũng hướng về mẫu quốc đỏ, về nguyên thủ của thực dân đỏ, về cái “quốc tịch Nga-xô” của Hồ. Cho nên Hồ để râu, nằm ở Pắc-bó dịch cuốn “lịch sử đảng cộng sản Nga, bolchévik”; dịch cuốn “tỉnh ủy bí mật” là của Nga-xô. Và Việt gian nhất là dám lấy tên Lê-nin đặt cho dòng suối chảy ngang cửa hang Pắc-bó, cũng như tạc vào đá, tượng của Các-mác!!!
Việc làm này của Hồ chứng tỏ cái gì?
Việt Nam ta có câu:
“Công Cha như núi Thái sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Thế nghĩa là Hồ coi Mác là cha và Lê-nin là mẹ của Hồ, phải luôn có hiếu với cha mẹ. Và, Hồ đã coi đảng cộng sản Nga là tổ chức của Hồ, Nga-xô là tổ quốc của Hồ cũng như hoạt động của một “tỉnh ủy Nga-xô” cũng đủ là bậc thầy của Hồ. Và, Hồ tự thú: dùng tài liệu dịch đó để huấn luyện cán bộ của đảng (tức tụi cộng sản). Nghĩa là làm sao cho toàn thể đảng viên cộng sản phải có quan niệm như Hồ về Mác, về Lê-nin, về nước Nga-xô.
Chưa cầm quyền, vậy mà Hồ đã dám tự cho phép dán nhãn Nga-xô trên một bộ phận lãnh thổ của Việt Nam! Chẳng hiểu Lữ Phương có dám nhìn vào cái sự thật rành rành đó không, mà dám hạ bút đội tên “mãi quốc cầu vinh” thành “anh hùng giải phóng dân tộc” và “lãnh tụ quốc tế tài ba” v.v…
Cho dù trong bài viết của mình, Lữ Phương có đan xen một số phê bình về đường lối của Hồ, nhưng quả thực những cái nhãn mà Lữ Phương dán cho Hồ đã nâng Hồ lên địa vị mà không một anh hùng nào trong lịch sử Việt Nam sánh bằng.
Các anh Hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam như Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung còn thua cái vế “quốc tế tài ba” mà Lữ Phương dâng cho Hồ.
Sau này, khi đã tiếm được quyền thống trị, trong khi Hồ khúm núm nâng Vorosilov (chủ tịch quốc hội Nga-xô, lớn hơn Hồ hai tuổi) là cố, tức là ông nội của ông nội Hồ, thì Hồ xấc xược “bác bác, tôi tôi” với Đức Thánh Trần Hưng Đạo (chỉ riêng tuổi đời đã hơn Hồ gần 6 thế kỷ) và Tố Hữu thì, “anh anh, tôi tôi” với đại thi hào Nguyễn Du, còn với Stalin thì hắn gọi “ông” (theo cách ông nội). Kẽ hở của Hồ và Tố Hữu rành rành chứng minh rằng bọn chúng và cái tập đoàn mafia cộng sản của chúng không phải là người Việt Nam, không tự hào là người Việt Nam, nên chúng mới coi thường, hỗn láo với danh nhân Việt Nam, với ông, cha của nhân dân Việt Nam.

Còn một dẫn chứng nữa chứng minh Lữ Phương mù lòa trí tuệ. Đó là năm 1945, bác sỹ Trần Văn Lai – trong chính phủ của cụ Trần Trọng Kim – là người Việt Nam đầu tiên làm thứ trưởng Hà-nội, đã cho phá bỏ tượng toàn quyền thực dân Pháp ở Đông-dương, tên là Paulbert. Đó là điểm khởi đầu biểu tượng sự sụp đổ của thực dân Pháp ở Việt Nam. Còn tập đoàn mafia cộng sản thì sao? Chúng đã đặt tên cho công viên lớn và đẹp nhất Hà-nội là “công viên Lê-nin” và dựng tượng Lê-nin – biểu tượng sự thành công của thực dân đỏ ở Việt Nam. Nhân dân Việt Nam (trong đó không có Lữ Phương) đã thấy điều đó nên đã đội vào đầu Lê-nin cái nón cối thủng, khoác cho tượng Lê-nin chiếc áo “đại cán” cộng sản hay mặc (mà hiện Đỗ Mười vẫn long trọng mặc kiểu áo đó) và chất vấn tập đoàn mafia cộng sản rằng:
“Lê-nin quê ở nước Nga
Cớ sao lại đứng vườn hoa nước này?”…
Viết đề cương về Hồ mà Lữ Phương không biết đến sự thực thời sự này thì quả là dốt nát, vô trách nhiệm. Hoặc giả Lữ Phương cố tình bỏ qua để chạy tội cho Hồ và cái tập đoàn vong quốc cộng sản của Hồ, nhằm lừa đảo thiên hạ, nhất là bạn trẻ. Cách viết tài liệu xuyên tạc như vậy mà Lữ Phương dám “vừa đánh trống vừa ăn cướp” để kêu gọi nên có “một cái nhìn công bằng là một cái nhìn hiện thưc về nhân vật này (tức Hồ)”! Rõ là thảm hại cho loại trí thức kiểu này, mà Mao trạch Đông từng nói là “không bằng cục phân”!!!

Xin viết tiếp về Hồ.
Lại nói cái ngày đầu tiên Hồ gặp Võ nguyên Giáp ở bên Tàu, hỏi về lý lịch của Giáp, Hồ đã thấy Giáp sẽ là con bài tẩy sau này nên khuyên Giáp theo học trường võ bị Hoàng Phố.
Khi biết Nga-xô cử Phùng chí Kiên bổ sung vào trung ương mafia cộng sản Đông-dương, đặc trách về quân sự. Hồ lo lắng lắm. Hắn vội “lệnh” cho Giáp bỏ học về nước ngay để xin làm dưới quyền Kiên (nhờ cái vốn quân sự mấy tháng ở Hoàng Phố). Vì sao Hồ ngại Kiên? Chính vì Phùng chí Kiên, trước đó giữ chức trưởng ban đối ngoại thay Hà huy Tập (vì Tập lên chức tổng bí thư), nên Kiên – qua Tập – biết về nhân cách, tham vọng tàn bạo của Hồ. Vì chính Tập đã báo cáo với quốc tế 3 rằng:
1- Hồ hay lạm quyền, nhận báo cáo của trung ương cộng sản lúc đó, tự ý găm lại; tự ý giả danh theo lệnh của quốc tế 3 ra chỉ thị cho bọn Tập để lấy le;
2- Hồ đã tự ý liên lạc với Ngô đức Trị, khi đó là một ủy viên trung ương của nhóm Tập, nhằm gây bè phái để Hồ dễ lũng đoạn, nắm sự lãnh đạo của trung ương mafia cộng sản lúc đó. Cần lưu ý rằng, Hồ tuy được Cục Phương Đông sử dụng làm phái viên liên lạc với mafia cộng sản Đông-dương, nhưng chưa bao giờ Nga-xô cho hắn cái chức trung ương ủy viên của mafia cộng sản Đông-dương. Một không may cho Hồ là khi đó Ngô đức Trị bị thực dân Pháp bắt và Trị đã khai hết và chỉ chỗ cho Pháp bắt cả Trần Phú – tổng bí thư đầu tiên của mafia cộng sản Đông-dương – vào đúng lúc báo cáo của Hồ gửi tới quốc tế 3, trong đó Hồ ca ngợi Ngô đức Trị hết lời và gợi ý nên để Trị giữ chức tổng bí thư mới xứng với “tài trí và năng lực lãnh đạo” của Trị.

Hồ rất ghét Trần Phú vì nhiều lần Phú đã báo cáo quốc tế 3 về tội ba hoa, hám quyền lực và nhất là vô nguyên tắc của Hồ. Cụ thể là bọn Phú móc nối thanh niên trong nước (phần lớn ở vùng Nghệ-Tĩnh) đưa sang Tàu để huấn luyện. Đáng ra Hồ chỉ căn cứ vào sự giới thiệu của bọn Trần Phú mà giúp đỡ những thanh niên đó, nhưng chẳng biết Hồ có âm mưu gì khi bắt những thanh niên còn khờ khạo này phải khai đủ cả quan hệ gia đình, bạn bè mà phải nói rõ tên tuổi cùng chỗ ở của những người trong mối quan hệ đó. Để rồi tự dưng phần lớn gia đình, bạn bè của những người đó đang ở quê nhà bị thực dân Pháp bắt, cũng như đa số bọn họ sau khi được huấn luyện cho về hoặt động trong nước đều bị thực dân Pháp tóm gọn cho đi tù. Và, qua báo cáo của Phú gửi quốc tế 3, Phú đã nêu nghi ngờ về Hồ! Nhất là Hồ rất thân với Lâm đức Thụ (tức Nguyễn công Viễn), một chỉ điểm của mật thám Pháp!

Hồ còn ngán Phùng chí Kiên vì Kiên được quốc tế 3 tín nhiệm hơn Hồ, hơn nữa nếu Kiên nắm giữ lực lượng vũ trang thì làm sao Hồ có thể nuôi cái mộng làm lãnh tụ tối cao của mafia đỏ được.

Cho nên khi Giáp về giúp việc cho Kiên thì chẳng rõ từ ai mà Pháp biết được ngày, giờ, địa điểm của Kiên qua lại, để tổ chức phục kích và đã bắn chết Kiên (vì Kiên chống cự và bỏ chạy). Đó là giữa năm 1944. Vì thế, Giáp, là người duy nhất có qua lớp quân sự ở Hoàng Phố, trong cái lực lượng vũ trang mafia đỏ đó, được đôn lên làm trung đội trưởng của trung đội vũ trang duy nhất này, và Chu văn Tấn, xuất thân là đội của lính dõng, giữ chức chính trị viên. Và, ngày 22-12-1944, tại Tân Trào, Hoàng quốc Việt thay mặt Trường Chinh, làm lễ trao cờ và trao nhiệm vụ cho Giáp, Chu văn Tấn và cái trung đội ấy.

Cái chết của Phùng chí Kiên rất mờ ám, nên khi Hồ tiếm được quyền lực cao nhất của của mafia đỏ, bộ máy tuyên truyền xuyên tạc của Hồ đã né tránh việc này. Vốn gốc gác là gián điệp và chỉ điểm cũng như quá trình dùng Pháp thủ tiêu những đối thủ của mình, cho nên có thể kết luận rằng việc Pháp biết đường đi nước bước của Kiên là do Hồ trực tiếp chỉ điểm hoặc qua Giáp để thủ tiêu Kiên, kẻ biết quá nhiều bỉ ổi của Hồ và là vật cản lối của Hồ.
Tất cả những báo cáo nói trên của Trần Phú và Hà huy Tập gửi quốc tế 3 vẫn còn ở kho lưu trữ của trung ương cộng sản Nga-xô (cũ).

Giờ xin tóm lược những hành động chính yếu của Hồ tiếp theo đó cho đến ngày hắn ngỏm, mà theo ngôn ngữ khuyển mã của hắn, viết trong di chúc rằng: “đi thăm các cụ Các-mác và Lê-nin”. Đến chết mà hắn vẫn một lòng một dạ ôm ấp “bố Mác” và “mẹ Lê-nin” của hắn, chứ có nói gì đến tổ tiên Việt Nam đâu!
Núp dưới danh nghĩa Việt Minh và chính phủ Liên hiệp của nhiều đảng phái không cộng sản; lợi dụng sự ngu xuẩn chính trị của chính phủ Pháp lúc đó cứ muốn duy trì chủ nghĩa thực dân, và lợi dụng tinh thần xả thân vì nước của nhân dân Việt Nam, đồng thời che đậy lốt quỷ đỏ của hắn bằng cách “giải tán đảng cộng sản Đông-dương”, Hồ đã tập trung mọi cố gắng để nắm lấy lực lượng vũ trang.

Qua biên bản các cuộc họp chính phủ (1945-46) hiện còn lưu trữ trong cái gọi là “bảo tàng Hồ chí Minh”, thì thấy, thoạt đầu Hồ núp dưới danh nghĩa Chính phủ Liên hiệp đa đảng để mở các lớp quân sự cấp tốc cho thanh niên, học sinh, sinh viên, đặt tên Trần quốc Tuấn, do Võ nguyên Giáp phụ trách. Tiếp theo là ngày 7-1-1946, để có thể chi viện hiệu quả cho cuộc chống thực dân Pháp ở Nam bộ, Hồ đề nghị và được các đảng phái đồng ý hợp nhất lực lượng quân sự, gọi là Quân đội Quốc gia. Cụ Vũ Hồng Khanh (VNQDĐ) làm bộ trưởng quốc phòng. Sau đó Hồ ma giáo đề nghị cụ Vũ Hồng Khanh tham gia phái đoàn ký hiệp định sơ bộ 6/3/1946 ở Đà-lạt (nghĩa là lột chức của cụ Vũ Hồng Khanh một cách khéo léo). Hồ đề nghị luật sư Phan Anh (từng là thành viên chính phủ Trần Trọng Kim) thay cụ Vũ Hồng Khanh làm bộ trưởng quốc phòng, và giáo sư Tạ quang Bửu (nhân sỹ không đảng phái) làm thứ trưởng. Quân đội hợp nhất có các cấp lãnh đạo là:

1) Chính trị vụ trưởng là ông Hoàng đạo Thúy, không đảng phái, nguyên là huynh trưởng hướng đạo sinh;
2) Y tế vụ trưởng là bác sỹ Vũ văn Cẩn, không đảng phái;
3) Chế tạo vụ trưởng là Vũ Anh, người của Việt Minh. 

Nhìn vào sự phân công đó, ai mà đoán được mưu ma chước quỷ của Hồ. Thậm chí nhiều đơn vị vũ trang ở địa phương vẫn giữ tên của các tiên liệt VNQDĐ, như đại đội chủ lực ở Hải-phòng, mang tên Ký Con (liệt sỹ VNQDĐ)! Thế rồi, lấy cớ về tầm quan trọng của hội nghị Fontainebleau ở Pháp, Hồ đề nghị luật sư Phan Anh tham gia phái đoàn. Và, Võ nguyên Giáp thay thế luật sư Phan Anh, giữ ghế bộ trưởng quốc phòng của Chính phủ Liên hiệp. Trong quân đội quốc gia, Hồ phong quân hàm thiếu tướng cho Lê thiết Hùng, một người từng là sỹ quan cao cấp của quân đội quốc dân đảng Tàu, nhưng đã được Hồ bí mật kết nạp vào tổ chức mafia đỏ (khi đó Lê thiết Hùng chưa được biết rằng mafia đỏ là cộng sản; lễ kết nạp theo kiểu cắt tiết gà, ăn thề như thảo khấu lục lâm) và theo đề nghị của Võ nguyên Giáp, cho Hoàng văn Thái cái ghế tham mưu trưởng. Nói chung, Hồ đã nắm được quân đội về mặt tổ chức. Còn phía công an (tức nội vụ) cụ Huỳnh Thúc Kháng chỉ là một nhân sỹ yêu nước, giữ ghế bộ trưởng nội vụ, nhưng thực quyền là ở trong tay Hoàng hữu Nam (tên thật là Phan Bôi, em ruột cụ Phan Khôi), thứ trưởng nội vụ, một tên mafia đỏ khát máu nổi tiếng. Sau đó Hoàng hữu Nam bị tai nạn chết, nhưng Hồ vẫn còn những quân cờ đắc lực là Trần Hiệu, Lê Giản, Chu định Xương (là những kẻ đã tạo dựng ra vụ án “Ôn như Hầu” ở Hà-nội để bôi nhọ VNQDĐ, tiến tới loại bỏ nhẹ nhàng VNQDĐ trong Chính phủ Liên hiệp).

Sau khi yên tâm ở lực lượng quân đội đã nằm trong tay Võ nguyên Giáp và lực lượng công an nằm trong tay Trần Hiệu, Lê Giản (còn cụ Huỳnh Thúc Kháng chỉ là bù nhìn), cũng như đẩy được cố vấn Vĩnh Thụy (tức vua Bảo Đại) và cụ Trần Trọng Kim (tháp tùng vua Bảo Đại) qua Trùng Khánh công cán, Hồ bấy giờ mới yên tâm lên đường qua Pháp, mà mục đích chính là để liên lạc với mẫu quốc đỏ, xin chỉ thị chiến lược. Hồ ủy quyền cho cụ Huỳnh Thúc Kháng thay Hồ, mà mục đích chính là mượn cái uy tín “yêu nước và trung thực” của cụ Huỳnh Thúc Kháng để dựa vào tài liệu của tụi Trần Hiệu, Lê Giản, Chu định Xương chế biến ra cái vụ án “Ôn như Hầu”. Thế là, cụ Huỳnh Thúc Kháng đâu ngờ đã bị rơi vào bẫy của họ Hồ để làm cái việc mà lịch sử trung thực sẽ không thể tha thứ cho cụ, vì qua vụ án “Ôn như Hầu” cụ đã giúp Hồ loại bỏ được VNQDĐ trong Chính phủ Liên hiệp (dù là vô thức).

Trước khi Trung cộng chiếm được toàn bộ lục địa Tàu, 1949, thì Hồ tỏ ra “khiêm tốn”, “dân chủ” trong hành động. Nhưng sau năm 1949, nối liên lạc được với Trung cộng để giúp đỡ thành công cái gọi là “chiến dịch biên giới 1950”, Hồ đã đưa luân phiên nhân sự của lực lượng vũ trang của Chính phủ Liên hiệp qua Trung cộng học tập – cả chính trị lẫn quân sự – Cho nên khi số đi Trung cộng học xong, được Trung cộng trang bị lại, thì khi về họ trở thành lực lượng vũ trang của Hồ, số lớn trở thành đảng viên cộng sản hoặc đoàn viên thanh niên cộng sản. Thực ra họ vào đảng cộng sản theo kiểu tập thể, ồ ạt mà như Hồ nói là “mở rộng cửa đảng (cộng sản)”, tưởng rằng như thế là toại nguyện xả thân vì nước, bởi Hồ và tập đoàn mafia đỏ của hắn dụ khị rằng vào đảng để thành lực lượng tiên phong, lực lượng xung kích v.v… đánh đuổi thực dân Pháp. Chính vì cái bong bóng “tiên phong”, “xung kích” để “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” mà bao thanh niên Việt Nam yêu nước bị lừa, chứ đâu có được nghe nói là “chiến đấu và bảo vệ chủ nghĩa xã hội”! Vì có ai biết chủ nghĩa xã hội là cái chó gì đâu. Hồ và đồng bọn còn khai thác triệt để tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” ấy của thanh niên trong lực lượng vũ trang lúc đó bằng cách bày ra cái trò: mỗi lần đi chiến đấu, những người lính trẻ lúc đó muốn được trao nhiệm vụ cảm tử, phải làm đơn xin vào đảng, được kết nạp tại trận địa rồi mới xông lên “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Đồng thời dùng thủ đoạn lừa đảo nói trên để nắm chặt hơn, độc quyền hơn lực lượng vũ trang thông qua tổ chức đảng cộng sản, Hồ và đồng bọn cho hình thành ở tất cả các đơn vị vũ trang, dù lớn hay nhỏ, cái gọi là “chi bộ đảng cộng sản”, “chi đoàn thanh niên cộng sản”, “đảng ủy cộng sản”. Thế là Hồ đã độc quyền nắm giữ lực lượng vũ trang. Rồi Hồ phong quân hàm, tạo ra cái gọi là “hông” hơn “chuyên”, nghĩa là tổ chức cộng sản thông qua “chính trị viên” hoặc “chính ủy”, với việc quân sự chuyên môn, thông qua cấp chỉ huy đơn vị. Tất nhiên ở mỗi đơn vị, quyền sinh sát nằm trong tay các chính trị viên hay chính ủy. Chỉ huy trưởng phải chấp hành lệnh chính trị viên, ngay cả kế hoạch hành quân chiến đấu cũng phải được chính trị viên chuẩn y. Chính trị viên và chính ủy còn là kẻ quyết định, việc đề nghị cấp trên thăng cấp hay cho đi học những binh lính trong đơn vị.

Để quản lý chặt chẽ cái tổ chức đảng cộng sản ở các đơn vị vũ trang, Hồ cho ra đời cái gọi là “tổng cục chính trị”. Tất nhiên cái tổng cục chính trị này nắm cả công tác đảng lẫn quản lý nhân sự, đề bạt cán bộ. Và, cũng tất nhiên là ngoài Hồ và chân tay của Hồ trong tổ chức mafia đỏ ra, chẳng ai có quyền được biết mọi hoạt động và tổ chức của lực lượng vũ trang, cái mà Hồ gọi là “xương sống của cơ quan chuyên chính”. Rồi Hồ thông qua cái tổng cục chính trị đó mà đẻ ra các trò ma giáo khác như cụm từ “bộ đội cụ Hồ”, “lính cụ Hồ” cũng như khẩu hiệu hành động cho lực lượng vũ trang là: “trung với đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Cái khẩu hiệu lòng thòng ấy chủ yếu là ở cụm từ trung với đảng, nghĩa là Hồ là ông chủ thực sự của lực lượng vũ trang. Và cũng từ đó, cái khởi thủy của lực lượng vũ trang được hình thành dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Liên hiệp nhằm bảo vệ Tổ quốc và Nhân dân Việt Nam, thì nay nó thoái hóa thành “ngụy quân” có nhiệm vụ bảo vệ “đảng” – tức Hồ và cái tổ chức mafia đỏ của hắn. Và cao hơn, hay nói một cách khác là mục tiêu tối hậu của ngụy quân là “bảo vệ Liên-xô” như Hồ ra lệnh bằng miệng cũng như bằng các nghị quyết của trung ương mafia đỏ của Hồ. Vậy, Việt Nam cách Nga vài ngàn dặm, tại sao lại bảo vệ cho Nga-xô, và bảo vệ như thế nào? Xin thưa rằng, trước mắt là phải đánh thắng thực dân Pháp để Việt Nam trên thực tế là thuộc địa của thực dân đỏ, được cai trị thông qua Hồ, tên toàn quyền kiểu mới của thực dân đỏ, dựa vào tổ chức mafia đỏ mà thực chất đó là những tên mang quốc tịch Nga, nghĩa là Nga gốc Việt. Tiếp đến là làm “lính xung kích” trong chiến lược bành trướng của chủ nghĩa thực dân đỏ và ngấm ngầm bao vây Trung cộng, một nguy cơ tranh quyền lãnh đạo thực dân đỏ của Nga-xô.

Kể từ đó, cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp không phải để đạt mục tiêu trước đây do Chính phủ Liên hiệp đề ra là giải phóng đất nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Mà nội dung mục tiêu của cuộc chiến đó chỉ là mượn danh “giải phóng đất nước”, “bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam” để thực hiện chiến lược toàn cầu của Nga-xô, tức thực dân đỏ hay đế quốc đỏ cũng vậy.

nông thôn cũng thế, Hồ cho “mở cửa đảng” kết nạp đảng viên từ nông dân. Những người này cũng chẳng hề biết gì về cái gọi là “chủ nghĩa cộng sản”. Vì ngay trong lực lượng vũ trang, tự bản thân đã là một tổ chức phải có kỷ luật chặt chẽ, hai là nơi tập trung chủ lực nhân sự của tập đoàn mafia đỏ Hồ chí Minh, thế mà cũng chưa được học và cũng chưa đủ người hiểu về chủ nghĩa cộng sản để làm công tác giảng dạy. Bản thân cái lũ gọi là “chính trị viên”, “chính ủy” còn mù tịt. Thục chất chúng chỉ là bọn ít học hoặc chưa bao giờ được học, dễ dàng nuốt những khẩu hiệu mị dân, những kích động thú tính v.v… của họ Hồ, khiến bọn họ trở thành u mê hoàn toàn và cuồng tín triệt để. Đó thực thụ là những con chó giữ nhà, trung thành với Hồ, cũng có nghĩa là trung thành với mẫu quốc đỏ của chúng, vì chúng đã nhập quốc tịch Nga-xô.

Câu chuyện về lễ tuyên thệ nhập đảng mafia đỏ khi ấy thật là tức cười. Nhiều đảng viên nông dân kiểu ấy đã thề, trước bàn thờ có lá cờ đỏ, búa liềm vàng (tức quốc kỳ Nga-xô), được gọi là “đảng kỳ” của mafia đỏ; có ảnh Mác. Ăng-ghen, Lê-nin và Stalin rằng: “Thưa hai ông tây rậm râu (tức Mác và Ăng-ghen); một ông sâu mắt (tức Lê-nin); một ông râu chổi mép (tức Stalin), tôi xin thề”. Việc tưởng như đùa mà là thực trăm phần trăm, có cả ngàn người biết, kể cả Hồ, Trường Chinh, Võ nguyên Giáp, Nguyễn chí Thanh, Lê văn Lương, Hoàng quốc Việt. Chỉ có điều là khi nghe báo cáo về những chuyện như thế, bọn chúng còn cảm động rằng đảng viên mafia đỏ kiểu ấy là chân thành từ tim ruột.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen