Bài 4: "Quên Quá Khứ".
Thưa ông Bùi Tín,
Là một nhà báo có quyền, ông đã được chứng kiến tận mắt nhiều sự việc nên ông đã viết về cái "huyền thoại" giải phóng dân tộc đó trong "Hoa xuyên tuyết" như sau: "Cuộc chiến tranh đã hao phí hàng triệu sinh linh, đều là con em đất Việt, đồng bào ruột thịt cả. Để làm gì? Để đến nỗi này chăng? Nói là giải phóng đất nước, giải phóng đồng bào, mà sao hàng trăm nghìn người lại phải vào ngồi tù trong các trại tập trung cải tạo, kéo dài hàng trăm, hàng ngàn ngày, với biết bao tủi cực và khổ đau. Nhân danh lẽ phải? Nhân danh lẽ công bằng? Nhân danh cách mạng? Tôi chẳng sao lý giải nổi nữa! Và cách mạng, hy sinh, chiến đấu để làm gì? Để sau toàn thắng, cuộc sống của nhân dân ta còn lầm than, bi đát hơn cả thời chiến tranh, để Nguyễn Du sống lại sẽ còn phải khóc cho thân phận hàng chục vạn nàng kiều hiện đại, đang nhan nhãn trên các hè phố Hà-nội, Sài-gòn khi nắng chiều vừa tắt."(38)
Đọc những dòng trên, người Việt lương thiện nào cũng đau sót, tê tái trong lòng. Vậy mà ông, tác giả của những dòng đó, lại có thể viết lời thương tiếc Trần Độ khi hắn chết!!! Trong suốt 15 năm dài, Trần Độ đã cổ võ, chứng kiến cuộc chém giết đẫm máu của những người mà ông gọi là "con em đất Việt, đồng bào ruột thịt cả", vậy mà hắn chẳng những không thấy lương tâm cắn dứt mà còn tự hào về thành tích uống máu "con em đất Việt". Cho đến chết Trần Độ vẫn chưa một lời ăn năn, hối hận với các nạn nhân. Không những thế, Trần Độ còn vênh váo, tự hào là "siêu công dân", "công dân loại 1" ngay trước khi chết! Ông lý giải cách nào để có thể nhìn nhận một tên sát nhân từ răng tới tóc như thế là "đấu tranh cho dân chủ"?
Một số người, u mê hoặc cố tình u mê nào đó, cho rằng Trần Độ là tác giả của nghị quyết 5 - cởi trói cho văn nghệ sỹ - nên phù phép cho sát thủ chuyên nghiệp Trần Độ thành "anh hùng đấu tranh cho dân chủ của Việt Nam". Là một nhà báo, là một đảng viên cộng sản có 47 năm tuổi đảng, chắc chắn ông không tin điều đó. Vậy tại sao ông lại "mũ ni che tai"? Ông thừa biết cơ cấu tổ chức của đảng cộng sản là chẳng có ủy viên trung ương nào là tác giả của một nghị quyết trung ương. Một nghị quyết T.Ư. nào đó về một chính sách nhất định là dựa trên cơ sở Nghị quyết của đại hội đảng. Đề xuất cho ra đời một nghị quyết T.Ư., phải là ủy viên bộ chính trị phụ trách bộ môn mà nghị quyết T.Ư. đề cập đến. Tập hợp của những kẻ độc quyền đề ra đường lối, chính sách gọi là"bộ chính trị". Đó là lý do sự ra đời và tồn tại của cái gọi là "bộ chính trị".
Cho nên cái nghị quyết 5 (mà Trần Độ mạo nhận là tác giả) được ra đời dựa trên cơ sở Nghị quyết đại hội đảng về "mở cửa" và "đổi mới" của thời Nguyễn văn Linh là tổng bí thư. Trần Độ là ủy viên trung ương, phụ trách văn hóa - tư tưởng, qua đường lối "đổi mới" nên được cho qua Nga-xô học tập về "công tác quản lý văn hóa - tư tưởng". Học tập về, Trần Độ được Nguyễn văn Linh sai làm đề cương về vấn đề "văn hóa - tư tưởng". Bản đề cương đó là ý kiến của nhà văn Nguyên Ngọc (cùng đi học ở Nga với Trần Độ), được Trần Độ "cóp-pi", được cả Đỗ Mười (khi đó là thường trực ban bí thư) lẫn Nguyễn văn Linh góp ý, sau khi Nguyễn văn Linh giành 2 ngày họp với văn nghệ sỹ để nghe các ý kiến đề xuất. Bởi vậy, nếu nói đến tác giả của nghị quyết 5 thì phải nói đó là Nguyễn văn Linh.
Bởi vì, ngay sau khi Nguyễn văn Linh rời chức trưởng ban dân vận trung ương và ủy viên bộ chính trị để về lại Sài-gòn nắm chức bí thư thành ủy Sài-gòn, thì từ Sàigòn đã có một số thay đổi về quản lý kinh tế và sử dụng văn nghệ sỹ. Cụ thể là, nhà nghiên cứu âm nhạc học từ Nga-xô về, là giáo sư Ca lê Thuần (con giáo sư Ca văn Thỉnh) được đưa vào thành ủy, phụ trách văn hóa – văn nghệ của Sài-gòn. Một nhà văn ở ngoài Bắc còn nằm trong ẩn số là Nguyễn mạnh Tuấn, được Nguyễn văn Linh chống lưng, nên cho ra đời cuốn đầu tay, mang tên "Đứng trước biển". Nội dung sách phê phán quan điểm bảo thủ, tư duy cằn cỗi trong quản lý sản xuất, nằm trong não trạng của tất cả các cấp, trừ "đồng chí bí thư thành ủy" là sáng suốt! Và về kinh tế thì, hiện tượng Ba Thi - giám đốc cửa hàng lương thực Sài-gòn - được "ô dù" và "đề cao", đến mức xóa sổ luôn Sở lương thực thành phố. Và Ba Thi thì vượt ra ngoài phạm vi lương thực để buôn cả xăng dầu v.v… Kể từ đó, Nguyễn văn Linh bắt đầu "ghiền" được tán tụng bằng văn chương và chú ý đến văn nghệ sỹ. Cho nên khi nắm chức tổng bí thư, Nguyễn văn Linh, là tổng bí thư đảng cộng đầu tiên, chịu ngồi 2 ngày liền lắng nghe ý kiến của văn nghệ sỹ mà chỉ chiếm có 50 phút để phát biểu ý kiến cá nhân. Nghị quyết 5 được bộ chính trị thông qua là như vậy!
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của đài á châu tự do, Trần Độ có nói đến việc "anh Nguyễn văn Linh hiểu lầm tôi, anh ấy giận tôi", nhưng Trần Độ né nói nguyên nhân. Cái nguyên nhân ấy chính là Trần Độ vốn hay ba hoa, đi đâu cũng cứ nói láo rằng mình là tác giả của nghị quyết 5. Vì thế mà Nguyễn văn Linh khinh thường và ghét Trần Độ. Nhân "mở cửa" không ổn, tập đoàn Nguyễn văn Linh "đóng cửa" lại, Nguyễn văn Linh cho dẹp nghị quyết 5 và cho anh chàng "ba phét" Trần Độ "ngồi chơi sơi nước". Ỷ mình là công thần bị bạc đãi, Trần Độ bật lò xo. Sự việc được tô màu là đấu tranh cho dân chủ!!!
Giờ thử xét lại nội dung "đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam" của Trần Độ là gì?
Cái gọi là nghị quyết 5 mà Trần Độ nhận vơ là tác giả, và có thể rất nhiều kẻ, chỉ biết cái tên "nghị quyết 5" chứ chưa chắc đã đọc và hiểu nội dung của nó, nhưng vẫn lớn lối bàn láo!!!
Trước khi có nghị quyết 5 thì văn nghệ sỹ, trí thức ở Việt Nam bị coi "không bằng cục phân", thân phận văn nghệ sỹ, trí thức vẫn là nô lệ của đảng cộng sản, tùy tiện sử dụng theo hứng. Đến khi nghị quyết 5 ra đời, thì nội dung của nó vẫn khẳng định đảng phải lãnh đạo công tác văn hóa tư tưởng mà văn nghệ sỹ, trí thức vẫn chỉ là công cụ của đảng.
Cái mới của nghị quyết 5 là dựa vào đường lối "mở cửa", "đổi mới", để đổi mới cách quản lý công tác văn hóa – tư tưởng và đổi mới cách quản lý lực lượng văn nghệ sỹ trí thức, nhằm khai thác có hiệu quả hơn cho sự độc quyền đảng trị.
Nghĩa là nội dung nghị quyết 5 đặt vấn đề tạo điều kiện thuận lợi hơn cho văn nghệ sỹ trong sáng tác. Nhưng thân phận văn nghệ sỹ vẫn phải chịu sự lãnh đạo của đảng (như con chó vẫn bị xích cổ vậy)!!!
Vẫn còn dưới sự lãnh đạo của đảng thì dân chủ ở chỗ nào? (xin quý vị thầy bói sờ voi trả lời cho!) Đã thế còn dưới sự lãnh đạo của một tên học chưa qua bậc 2 phổ thông như Trần Độ!!
Đấy là về cái gọi là nghị quyết 5.
Còn những điều Trần Độ nói và bàn thì chẳng có điều gì mới lạ hơn những tụi cầm quyền trong tổ chức Việt gian cộng sản đã, đang và vẫn tiếp tục nói. Xin tham khảo sự so sánh qua bài của ông Đại Dương, có tên "Thưa chuyện với ông Phạm thanh Chương." (Tạp chí Người Dân, số 148, 12-2002 - Costa Mesa - CA. USA)
Là một trong những người chủ chốt gây ra cảnh tàn sát nhân dân Việt Nam Cộng Hòa, đẩy những nam nữ thanh niên miền Bắc Việt Nam vào lò lửa chiến tranh vì chiến lược bá chủ toàn cầu của đế quốc đỏ Nga-Tàu, Trần Độ chưa từng chảy một giọt nước mắt hối hận.
Là một người được cho làm ủy viên trung ương đảng cộng bằng chỉ định trước, liên tục 5 khóa liền, không hề thấy Trần Độ biết xấu hổ vì cái không có dân chủ đó. Cho đến tận lúc Trần Độ "đang hí hửng" với cái nghị quyết 5, thì Trần Độ vẫn chưa mở mắt để thắc mắc tại sao ban bí thư chỉ định Nguyên Ngọc làm "bí thư đảng đoàn" văn hóa văn nghệ, mà không có bầu bán. Nghĩa là trong đầu Trần Độ hoàn toàn không có khái niệm dân chủ (như mấy anh "thầy bói sờ voi" đoán mò).
Trần Độ cho đến chết vẫn tự hào về thành tích làm tay sai cho Nga-xô, Tàu cộng xâm lược, chém giết, tàn phá Việt Nam Cộng Hòa; tự hào được tên đại Việt gian Hồ chí Minh khen thưởng; sau khi bị đồng bọn "đá đít" ra khỏi trung ương thì giọng lưỡi Chí Phèo đã thốt ra rằng vẫn là "siêu công dân", "công dân loại một"!!!
Trần Độ có thể viết kể lể về việc bốc mộ cho bà chị, nhưng lại không thể có tuyên bố về việc tập đoàn Việt gian Lê khả phiêu, Nông đức Mạnh dâng đất, dâng biển cho Tàu cộng; có thể đi từ Hà-nội vào Sài-gòn thăm con và tuyên bố nhăng nhít đánh bóng cho bản thân và lũ gia nô mới, nhưng lại không thể về thăm quê ở Thái Bình để tìm hiểu, ủng hộ nhân dân Thái Bình đòi dân chủ và công lý!!!
Trần Độ đặt vấn đề về dân chủ không liên tục và mạnh mẽ như bọn cầm quyền. Và điểm giống nhau một cách tuyệt đối giữa Trần Độ và bọn cầm quyền là nguyên nhân không thể nào xây dựng dân chủ được ở Việt Nam chính là tập đoàn Việt gian cộng sản đề cao tư tưởng Hồ chí Minh và vẫn độc quyền nắm giữ lực lượng vũ trang và công an, tòa án là phạm vi vẫn bị tránh né đề cập đến.
Trần Độ và Trần Khuê là hai kẻ bổ sung cho nhau, nhằm thần tượng hóa Hồ chí Minh. Trần Khuê có học hơn Trần Độ nên "láu vặt", luôn luôn nịnh "đồng chí tổng bí thư". Chỉ tiếc cho Trần Khuê "tự mình răng cắn phải môi"; nịnh Đỗ Mười, mép còn chưa khô nước miếng thì Đỗ Mười đổ, Phiêu thay; lại lên dây cót lưỡi nịnh Lê khả Phiêu, còn đang ca vọng cổ chưa kịp xuống xề thì Phiêu lại kềnh và Nông đức Mạnh thay thế!!!
Tập đoàn Việt gian cộng sản đương quyền lấy tư tưởng Hồ chí Minh làm kim chỉ Nam.
Trần Độ cũng quyết noi theo con đường của Hồ chí Minh, nghĩa là coi việc tập đoàn Việt gian cộng sản nắm quyền cai trị là đương nhiên đúng như vậy, là tất nhiên phải như vậy. Cái mô hình "dân chủ đa đảng" trong đầu Trần Độ cũng giống như của Hồ, nghĩa là có vài đảng vệ tinh như kiểu Dân chủ và Xã hội xưa kia, để rồi cài đảng viên cộng sản vào lãnh đạo giúp cho thêm thắm thiết tình đoàn kết. Thí dụ như đảng viên cộng sản Hoàng minh Chính từng làm tổng thư ký đảng Dân chủ, và các bọn khác như Nguyễn thành Lê, Cù huy Cận, Phạm Hồng, Nguyễn việt Nam v.v. làm ủy viên trung ương của đảng Dân chủ. (Nguyễn thành Lê sau là ủy viên trung ương đảng cộng, phụ trách trưởng ban đối ngoại trung ương; Cù huy Cận là ủy viên thường vụ đảng đoàn cộng sản của bộ văn hóa thông tin; Phạm Hồng sau giữ ghế phó chủ nhiệm ủy ban liên lạc văn hóa với nước ngoài kiêm bí thư đảng đoàn cộng sản; Nguyễn việt Nam sau 4-1975 vào Sài-gòn là ủy viên thành ủy cộng sản kiêm chủ tịch hội đồng nhân dân thành phố Sài-gòn; còn Hoàng minh Chính xin đi Nga-xô học và về là Viện trưởng Viện triết học Marx-Lê).
Sau khi bị đá đít ra khỏi quyền lực, sự đấu tranh của Trần Độ chỉ là chống cách thức lãnh đạo của tụi đá đít Trần Độ, vì Trần Độ cho rằng như thế sẽ làm hại uy tín của đảng cộng. Nghĩa là Trần Độ muốn được có quyền lực trở lại để giữ uy tín cho đảng cộng bằng cái mô hình xã hội chủ nghĩa na ná như của Đặng tiểu Bình (chắc là không dùng xe tăng đè chết những người đòi tự do dân chủ như Đặng đã làm ở Thiên-an-môn, mà sẽ dùng xe lu (xe lăn đường) đè chết cho nhuyễn xương thịt với nhau hơn!!!). Một tên tướng quân phiệt, tắm máu dân trong suốt 57 năm, lại có thể "ngộ" về dân chủ?! Nói vậy chẳng khác nào "tú Bà" của Nguyễn Du về già "hoàn lương" (bằng tuyên bố mà thôi)!!!
Trần Khuê thì ca ngợi Hồ chí Minh, nâng lên thành chủ nghĩa.
Cả ba đều thờ chung "một thần" là Hồ, cùng là đồng đạo, đạo hữu cả, cho nên cả bọn chúng đều có quan niệm về dân chủ y hệt nhau, nghĩa là dân chủ cuội!!!
Chỗ khác nhau là Trần Độ bị đá ra khỏi quyền lực, Trần Khuê đang mê tiếng tăm và quyền lực. Có thế thôi!!! Còn nếu Trần Độ vẫn có quyền lực, Trần Khuê được chia sẻ quyền lực thì bọn chúng chẳng bao giờ chống nhau mà "úm ba la, ba ta đoàn kết"!
Bây giờ xin chuyển qua một nhân vật "đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam" nữa, từng được vài anh chàng thầy bói sờ voi ở hải ngoại cung kính nâng lên là "chí sĩ", là "đại trí tuệ"!!! Đó là tiến sỹ Nguyễn thanh Giang.
Đây là một thứ tiến sỹ, trí thức điển hình trong lò nướng Ba-đình mà ra: tham vọng lộ liễu; thích "thấy sang bắt quàng làm họ"; đường lối "đầu voi đuôi chuột"; tư duy sôi thịt tiên chỉ đình làng" và v.v.
Cái tham vọng, khoe khoang lộ liễu của Nguyễn thanh Giang là ở chỗ chẳng biết phân biệt thời điểm, chỗ nào cũng nói đến cái tôi một cách lố bịch, chẳng biết ngượng ngập là gì! Hết khoe là bạn của Trần đức Lương, lại là bạn của Trần Độ. Nào là "góp ý" cho Trần Độ chôn xác ở quê Thái-bình, đừng thèm để chôn ở Mai-dịch. Khi viết về Lê chí Quang thì ngay đầu dòng đã khoe là tự Lê chí Quang đến xin được làm quen. Chuyện này chẳng ăn nhập gì với việc phản đối vụ bắt Lê chí Quang. Rồi y như trong một cuộc họp tổ công đoàn cơ quan, ở ngoài Bắc trước đây, để bình bàn xem ai được mua "quần đùi" hay "áo may-ô" phân phối, Nguyễn thanh Giang khoe đủ thứ nào lao động tiên tiến, chiến sỹ thi đua, thậm chí cả việc cơ sở đề nghị phong anh hùng (xin chú ý là mới đề nghị chứ chưa được chấp nhận; và nếu như có được chấp nhận thì cũng qua vài cấp nữa thanh lọc. Thông thường cả chục ngàn trường hợp mới có một trường hợp được duyệt là chiến sĩ thi đua toàn quốc mà thôi. Còn anh hùng thì khó hơn sổ số giải jackpot rollover). Ấy thế mà cũng khoe "cái chưa thể có được"!!! Háo danh đến lẩm cẩm u mê như vậy thì làm sao chân thành đấu tranh cho dân chủ được!!! Xin được trích lại ý kiến của ông Bùi Tín (mà có thể nói là của hầu hết những người còn nhân phẩm, dù chỉ là quét rác, bán rau chứ chẳng cần phải có bằng tiến sỹ) về cái "trò khỉ" đó như sau:
"Ai cũng cho việc bình bầu tiên tiến và ưu tú là hình thức đến mức nhảm nhí, nhưng nó vẫn tồn tại bền bỉ. Vì ở mọi nơi, trong thời đại mới này, đã có quy ước ngầm là làm cho xong chuyện; và thế là cả làng đều là tiên tiến hết, 100 phần 100 tiên tiến là chuyện bình thường!"(39)
Ai cũng biết Trường Chinh là Mao-ít trăm phần trăm, cả từ tên cho đến tư duy; là kẻ chịu trách nhiệm về "cải cách ruộng đất", "chấn chỉnh tổ chức", "đánh nhân văn - giai phẩm", "cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh", "hợp tác hóa ở nông thôn"; là kẻ soạn nghị quyết 9 (khóa 3) thân Tàu cộng; là kẻ đánh cho Kim Ngọc (bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú) về tội "khoán sản phẩm đến các hộ nông dân"; là kẻ cách chức bộ trưởng bộ đại học và trung học chuyên nghiệp của giáo sư Tạ quang Bửu vì giáo sư Bửu không chịu "chính sách phân biệt lý lịch" trong thi tuyển vào đại học trong nước và cho đi học nước ngoài; là kẻ ngay 1-5-1975 đã lớn tiếng ra lệnh "miền Nam phải tiến lên chủ nghĩa xã hội" và v.v…, ấy vậy mà khi Trần Quỳnh (trợ lý của Lê Duẩn) viết sách chê bai Trường Chinh thì Nguyễn thanh Giang đã sủa ầm lên là Trần Quỳnh "bôi nhọ đồng chí Trường Chinh". Với cái não trạng này liệu Nguyễn thanh Giang có thể chân thành đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam không?(!!!)
Về tội ác của tập đoàn Việt gian cộng sản dâng đất, dâng biển cho Tàu cộng, sự việc rành rành như vậy mà Nguyễn thanh Giang "lập lờ" chạy tội cho bọn chúng bằng cách tuyên bố rằng chúng bị lừa!!!(???)
Cố tình dâng đất và bị lừa để mất đất là hoàn toàn trái ngược với nhau. Cách tuyên bố như vậy của Nguyễn thanh Giang, trẻ em lớp một cũng có thể hiểu được Nguyễn thanh Giang chống hay chống đỡ cho tập đoàn Việt gian cộng sản bán nước! Qua việc này, bộ mặt Nguyễn thanh Giang chống ai, tưởng đã quá rõ.
Trong bài gửi cho Lê hồng Anh, bộ trưởng mới của Việt gian cộng sản, Nguyễn thanh Giang khoe khoang theo kiểu là đàn anh, là thế hệ trước của Lê hồng Anh. Cũng với cách nhìn đó, khi bốc thơm Trần Độ thì kể nào là Trần Độ đã là tướng thì Lê đức Anh mới là thượng tá và v.v. Lối tư duy tiên chỉ đình làng như vậy thì Nguyễn thanh Giang làm sao hiểu nổi ở Mỹ hiện nay, phó tổng thống Dick Cheney từng là bộ trưởng quốc phòng thời Bush cha, thế mà nay chịu dưới quyền Bush con!
Ở Hà-nội trước đây, cái tên Nguyễn thanh Giang dường như chẳng có ma nào để ý đến. Người ta thường nhắc đến những nhân vật như Nguyễn đình Tứ, Nguyễn văn Hiệu, Nguyễn văn Đạo, Hoàng Phương, Phan đình Diệu, Vũ đình Cự, Thái văn Trừng, Lương đình Của, Phan huy Lê, Trần quốc Vượng, Thái bá Vân, Từ Chi, Tô ngọc Thanh, Đặng xuân Kỳ, Ca lê Thuần, Vũ hoàng Địch, Phong Hiền, Nguyễn phúc Giác Hải v.v. Đặc biệt với nước ngoài, người ta khen kiến thức uyên bác của giáo sư Từ Chi và nhà phiên dịch Đặng vĩnh Thiên (một số giáo sư trường đại học Yale có qua Việt Nam); khen nhà ngôn ngữ Cao xuân Hạo, khen các bác sỹ Trương công Quyền, Nguyễn tài Thu.
Chính vì chẳng ai biết đến "cái đuôi" của Trần đức Lương là Nguyễn thanh Giang nên Nguyễn thanh Giang cứ mặc cảm tự ty, chủ động "tự ca ngợi" loạn xà ngầu đến lố bịch!
Một người háo danh, thấy "sang bắt quàng làm họ", lố bịch đến mức con trai của Trần Độ cũng từ chối không muốn gặp mặt thì làm được cái trò gì trong công cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam. Những kẻ đó, mà cờ đến tay, gần như chắc chắn sẽ quay cán cờ mà đánh dân rồi và lại lên mặt khoe đủ thứ bà rằn về cái tôi rất đáng ghét!
*****
Tuy nhiên, nếu loại bỏ những phần tử cơ hội kể trên, quả rằng ở Việt Nam hiện nay có một số nhân vật trẻ tuổi rất có lòng vì nước. Đó là:
1) Lê chí Quang, rất dũng cảm kêu gọi "Cảnh giác Bắc triều". Vì thiếu thông tin, tài liệu trung thực, nên Lê chí Quang có một số quan niệm chưa chính xác. Một khi được tự do nghiên cứu, cập nhật thông tin, tài liệu, chắc chắn con người có nỗi đau và lo cho đất nước như thế sẽ tự điều chỉnh được quan niệm của mình về thực trạng của đất nước trong quá khứ và hiện tại.
2) Nguyễn vũ Bình, một nhà báo trẻ, dám giẫm lên điều 4 hiến pháp cộng sản 1992, đòi lập một chính đảng. Cũng trong cảnh bị bưng bít và đói thông tin như Lê chí Quang, nên Nguyễn vũ Bình, chưa biết đến lũ "xanh vỏ đỏ lòng", lũ "cò mồi" ở hải ngoại nên còn chưa chín chắn khi tiếp cận thông tin từ ngoài vào. Thí dụ cụ thể như việc khen quyển "Tổ quốc ăn năn" của một thò lò chính trị, táo bón sử liệu!
3) Phạm hồng Sơn, một trí thức trẻ với đúng nghĩa trí thức (chứ không phải là nhân viên chuyên môn cao cấp), đã sáng suốt khi "lẳng lặng" quảng bá tư tưởng dân chủ. Và, cũng rất dũng cảm biết hậu quả của việc làm đó sẽ ra sao.
4) Nguyễn khắc Toàn, một thương gia thành công, một người rất khiêm nhường, không ồn ào kiểu thùng rỗng như Nguyễn thanh Giang. Hoạt động giúp những người biểu tình đòi ruộng, đòi đất, chứng tỏ Nguyễn khắc Toàn có nhãn quan chính trị sắc bén, thấy được lực lượng chủ lực đấu tranh dành dân chủ ở Việt Nam hiện nay chính là "cái đám quần chúng nông dân bị bóc lột; cái đám thị dân nghèo khổ, ăn bữa sáng lo bữa tối" ấy mới dám đem thân mình dành lấy quyền sống, quyền làm chủ, chứ không phải như loại Nguyễn thanh Giang, cho con gái đi học nước ngoài, làm việc ở Anh-quốc, đời sống no đủ, ngồi phán nhăng phán cuội để cuối cùng cũng ngoan ngoãn đi bầu cử quốc hội ngụy quyền cộng sản!
5) Linh mục Nguyễn văn Lý, một người can đảm dấn thân, sáng suốt nhìn rõ bộ mặt Việt gian lưu manh của tập đoàn cộng sản cầm quyền hiện nay.
Sự đoàn kết của giáo dân ở An-truyền, Nguyệt-biểu là một minh chứng phương pháp vận động quần chúng đứng lên đấu tranh dành quyền tự do dân chủ của linh mục Nguyễn văn Lý rất hiệu quả.
6) Các vị lãnh đạo tinh thần khác, ngoài các sư sãi và linh mục quốc doanh, cũng là những người đấu tranh không mệt mỏi.
7) Trong thực tế cũng như về mặt lý luận, lực lượng đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam hiện nay chính là quần chúng lao khổ ở nông thôn, thành thị, miền núi. Vì là nạn nhân cùng cực nhất bởi sự thống trị của tập đoàn Việt gian cộng sản khát máu; bởi sự bóc lột của giai cấp tư sản đỏ câu kết với tư bản ngoại quốc, nên họ là lớp người đã, đang và sẽ đem cả sinh mạng của mình dành lại quyền tư do làm người!
Muốn đấu tranh xây dựng quê hương Việt Nam thành một nước tự do, dân chủ, nhân bản, phồn vinh, theo kịp đà tiến bộ mọi mặt của nhân loại, cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản xâm lược can liên minh hỗ trợ cho nhau đối với những lực lượng kể trên ở quốc nội. Nghĩa là như ông cha ta đã dạy: "Chọn mặt gửi vàng".
Quên quá khứ, xóa bỏ hận thù
Tình trạng Việt Nam hiện nay có thể chia làm 3 thành phần:
1- Những người Việt Nam ở trong nước hiện vẫn phải chịu sự thống trị độc tài và tàn bạo của đảng Việt gian cộng sản; khoảng 80 triệu;
2- Cộng đồng người Việt tỵ nạn xâm lược của Việt gian cộng sản đang sinh sống ở nước ngoài; gần 3 triệu;
3- Đảng Việt gian cộng sản với trên 2 triệu tên.
Âm mưu nhuộm đỏ không chỉ toàn nước Việt Nam, mà gồm cả hai nước láng giềng của Việt Nam là Lào và Căm-bốt, được biểu hiện qua việc ra đời của đảng cộng sản Đông dương từ 1930.
Âm mưu triệt hạ các thành phần nồng cốt của Việt Nam về mọi mặt từ sản xuất nông nghiệp, công thương nghiệp, tiểu thủ công, quản lý hành chính, văn hóa nghệ thuật, truyền thống dân tộc, giáo dục đào tạo v.v. để dễ dàng bị thôn tính toàn diện cả đất đai, sông biển; cả thân xác và tâm hồn con người bởi đế quốc đỏ Nga-Tàu, núp dưới cái áo chủ nghĩa quốc tế vô sản Marx-Lê, do tập đoàn Việt gian cộng sản thực hiện, bị phơi bày qua cái gọi "Xô-Viết Nghệ tĩnh 1930-31" với khẩu hiệu:
"Trí, phú, địa, hào
Đào tận gốc, trốc tận rễ"
và đảng kỳ của đảng cộng sản Đông dương (12-1951 đổi tên thành đảng Lao động Việt Nam) chính là quốc kỳ của Nga-xô: cờ đỏ, búa liềm màu vàng ở góc trên. Sau này bị lật tẩy nên tập đoàn cầm quyền trong đảng Việt gian cộng sản sửa lại tý chút là cho búa, liềm màu vàng nằm ở giữa cờ đỏ.
Từ nguyên nhân ra đời của tổ chức đảng, từ đảng kỳ cho đến đường lối chính trị ngay từ phút đầu đã chỉ rõ rằng đảng cộng sản Việt Nam là một tổ chức Việt gian, công cụ bành trướng của đế quốc đỏ Nga-Tàu ra toàn khu vực Đông-nam-á. Danh xưng "mẫu quốc" của chủ nghĩa thực dân châu Âu được tô màu cho hấp dẫn thành "Anh Cả Nga-xô" và "Anh Hai Trung cộng", còn các nước nô lệ đỏ được đội cái tên là "nước bạn".
Việt Thường
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen