www.nhabaovietthuong.com

www.nhabaovietthuong.com
www.nhabaovietthuong.com

Dienstag, 15. Januar 2013

NGỤY CÁCH MẠNG



Lời tựa: Blog nhabaovietthuong-uk.blogspot.com xin trân trọng giới thiệu bài "NGỤY CÁCH MẠNG", là một trong những bài đã đăng của nhà báo Việt Thường, do Trúc Đông Quân ghi lại từ Audio bài nói chuyện, trả lời phỏng vấn của "Việt Nam Exodus" trong năm 2006. Vạch trần một trong vô số những tội ác, âm mưu và thủ đoạn của tập đoàn ngụy quyền bù nhìn Việt gian cộng sản khi tìm cách cài cắm lũ "đặc công đỏ" Việt gian cộng sản và tay sai, trá hình phản tỉnh...cuội (trong nước và tại hải ngoại) như Bùi Tín, Vũ Thư Hiên v.v., chuẩn bị cho màn kịch rối "đa nguyên đa đảng" trá hình, "đấu tranh nhân quyền, dân chủ"... cuội, và" hòa hợp hòa giải"... lưu manh,  do đảng Việt gian "cộng sản" giàn dựng. 

Mặc dù quan điểm và bài viết "Ngụy cách mạng" của cụ Phan Khôi đã được đăng từ năm 1929, và được khai triển bởi nhà báo Việt Thường từ năm 2006, với thời gian, vô số những mặt nạ  các cuộc "cách mạng" do đảng Việt gian trá hình "cộng sản" lừa lái, của những là "quốc gia, dân chủ, nhân quyền"... nhiều như..."đá...Cuội", (trong đó có "vietnamexodus" và "talawas" - "ta là cái gì") .v.v.. đều đã rơi rụng và rách nát tả tơi, nhưng bài nói chuyện của nhà báo Việt Thường và quan điểm sáng xuốt về "cách mạng" và "Ngụy cách mạng" của cụ Phan Khôi đến nay vẫn còn có giá trị thời sự, đáng để chúng ta lưu tâm, xin quý bạn đọc đón xem...

Phần âm thanh Audio xin nghe tại đây: NGỤY CÁCH MẠNG

Trân trọng
Thay mặt nhóm điều hành
Moderator

Nhà báo Việt Thường
Ngày 15 tháng 12 năm 2006.
Người đánh máy: Trúc Đông Quân


***

Tường Thắng: Kính thưa quí vị thính giả của vietnamexodus, ngày hôm nay Tường Thắng được nói chuyện với ông Việt Thường từ Luân Đôn về những vấn đề chung quanh liên quan đến chúng ta. Xin chào ông Việt Thường.



Việt Thường: Kính chào ông Tường Thắng, kính chào quí thính giả vietnamexodus.


Tường Thắng: Hôm nay ông Việt Thường có đề tài gì để trình bày cho quí thính giả Vietnam exodus không ông Việt Thường?


Việt Thường: Hôm nay tôi xin phép được nói về Ngụy Cách Mạng, tức là cách mạng giả. Đề tài này cũng như bài này tôi lấy tên từ bài “Ngụy cách mạng” của Cụ Phan Khôi. Cụ viết đăng ở trên tờ báo Thần Chung, Sài Gòn số # 98 ngày 17 tháng 5, năm 1929 và được đưa lên web talawa ngày 22 tháng 12 năm 2005. Trong bài này Cụ Phan Khôi viết, riêng tôi tự suy nghĩ chắc là Cụ thấy mấy toán Cộng sản nó đang chuẩn bị làm “Hội Nghị Lâm Thời” trước khi nó ra mắt chính thức đảng Cộng sản của chúng nó năm 1930. Cho nên năm 1929 có một cuộc họp đó. Tôi xin phép đọc đoạn của Cụ Phan Khôi viết cho chúng ta nghe:

            - “Những kẻ cách mạng giả dối, họ cũng khéo làm quảng cáo lắm. Khéo hơn những tiệm bán thuốc kia nhiều. Vì thế mà trước khi cái dã tâm của họ chưa phát hiện ra thì nhân dân rất dễ bị gạt. Muốn khỏi bị gạt thì nên xét rằng: Nếu là người cách mạng thiệt thì tất nhiên quên hết sanh mạng, tài lợi, hạnh phước, danh dự và những việc riêng của mình. Vì họ thương cho sinh mạng của dân, cho nên họ quên sinh mạng của họ. Vì họ trọng hạnh phúc của dân, cho nên họ hy sinh hạnh phúc của họ. Vì họ bị thời thế thúc dục, bị lương tâm bắt buộc, cho nên lúc nào cũng ra sức đánh nhau với hoàn cảnh. Như vậy là cách mạng thiệt! trái lại thì là cách mạng giả.”



Sau đó Cụ viết tiếp:

            - “Cách xét đoán như vậy, tuy cũng có khi phân biệt được người thiệt, người giả. Xong mà ở đời nhiều nỗi chẳng dè. Thường thường làm cho người ta không thể giữ sau như trước. Cũng có người thiệt làm cách mạng thiệt, nhưng hoặc vì công việc khổ cực mà ngã lòng, hoặc vì cái mồi giàu sang nó quyến dỗ phải đổi chí rồi tự nhiên vui lòng mà làm người cách mạng giả!.”



            Ở đây chúng ta mới thấy là thời kỳ đó Cụ viết, có lẽ cũng như là giọt nước rơi giữa biển thôi. Nó không có tiếng vang lắm. Cho nên mới để cho những người hậu sinh như chúng ta sau này mới lãnh đủ ngón võ của tụi Việt Gian Cộng sản. Nhưng cho đến giờ, bài học đó vẫn chưa thấm thía, vì vậy nên bây giờ chúng ta lại đang mắc lại. Và mắc phải một cách khá trầm trọng rồi! Bây giờ tôi xin trình bày quan điểm của tôi. Chính từ cái xuất phát, chúng ta cứ nghĩ rằng Việt Gian Cộng sản nó ngu, cho nên chúng ta rất chủ quan .Vì thế cho nên chúng ta không bao giờ nghĩ đến, Cộng sản chúng nó là những cái đứa bất lưong, nó rất là lưu manh, quỷ quyệt. Thì bài học từ thời kỳ Hồ Chí Minh để lại rất nhiều rồi. Qua các cuộc Cộng sản nó chiếm bằng bạo lực năm 1945, rồi lại đuổi tất cả các đảng phái đi. Rồi nó chuyển hướng từ cuộc chiến tranh của nhân dân chống thực dân Pháp, biến thành ra cuộc chiến tranh mà người Việt Nam chết cho sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân Đỏ trên bán đảo Đông Dương. Để rồi sau đó, nó lại tiếp tục cuộc chiến tranh bành trướng xâm lược Việt Nam Cộng Hòa. Và sau khi nó chiếm xong Việt Nam Cộng Hòa nó tiếp tục bành trướng sang Cam Bốt. Đấy! Cái bài học mà chúng ta không thấy và chưa tiêu hóa hết!



            Bây giờ cũng thế. Chúng ta thử nghĩ xem từ khi chúng nó tuyên bố mở cửa và chúng ta nhớ lại trong đại hội khi Đỗ Mười được bầu lên làm Tổng Bí Thư, thì sau đó Đỗ Mười có kêu gọi “nhất bản vạn lợi chúc Tết”, “nhất bản vạn lợi”. Rồi bắt đầu đổi giọng gọi những người hải ngoại là khúc ruột xa ngàn trùng, ngàn dậm. Tất cả đổi lại thành “Việt Kiều yêu nước”. Và bắt đầu đón tiếp Việt kiều linh đình, mở cửa kêu Việt kiều về thì nó nhặt được tiền rất nhiều. Nhưng trong đó nó có nhiều cảnh giác: “nói mở cửa nhưng cần thận chống ruồi muỗi”. Tôi nhớ câu nói đó trong bài của nó. Và Mai Chí Thọ được đưa lên làm đại tướng công an cũng nhắc nhở chuyện đó. Như vậy, trước khi nó bước chân vào nó cũng biết rằng: Đó là con đường bắt buộc thế nào nó cũng phải đi vào hội nhập với thế giới. Nhưng sở dĩ lúc bấy giờ chưa có thể hội nhập được, vì nó chưa chuẩn bị để khi hội nhập thì phải giải quyết những khó khăn nội bộ như thế nào? Tức là nó chưa chuẩn bị đủ. Cho nên mới có chuyện Phan Văn Khải đi (Mỹ). Chắc chắn đi (Mỹ) là sẽ ký (hiệp ước thương mại) rồi, nhưng lại bị gọi quay trở lại. Khi quay trở lại thì có một số người nói “đó là sự thất bại của phe tiến bộ, tức là Phan Văn Khải”. Vấn đề này biểu hiệu cho sự độc quyền. Lý do vì chúng nó cẩn thận thôi. Nó thấy rằng là: chưa giả quyết xong chuyện ký (hiệp ước) là vì ngoài chuyện Tàu góp ý. Nhưng cũng nên nhớ rằng Tàu không thể góp ý mãi mãi được. Bây giờ thì đã khác rồi. Giữa quan hệ Việt Nam Cộng sản - Tàu. Vì nước Tàu lúc bấy giờ chưa áp đặt tụi Cộng sản được trọn vẹn. Bởi vì từ hai bên coi cuộc chiến năm 1979, chưa anh nào tin anh nào lắm. Nhưng chính tụi Tàu khuyến khích cho tụi Cộng sản này biết rằng: “Muốn mở cửa để vẫn giữ được cái màu Đỏ của mình, thì cần phải có những thủ đoạn khi hội nhập với quốc tế.” 

           

            Chúng ta thử nghĩ xem, ở hải ngoại trong thời kỳ trước khi xảy ra Đại hội 10 của tụi Việt Gian Cộng sản, thì biết bao nhiêu chuyên gia của nó đã lên tiếng: Lê Đăng Doanh, Nguyễn Trung v..v.. Anh nào cũng lên tiếng ào ào để “đóng góp ý kiến”. Và tất cả mọi người chúng ta cứ xoay quanh chuyện đó cả. Xoay quanh chuyện mấy người tự nhận là "dân chủ" bị "cắt điện thoại", "bị hạch", "bị học tập" v..v.. thì nó đã hạ cánh an toàn cho Đại hội 10 của chúng nó. Ta tưởng tượng xem đó, chúng ta bị quả lừa mà trước đây tôi đã nhắc rồi. Bây giờ đến Hội nghị APEC chúng ta lại bị lừa nữa. Nhưng cái quả lừa này mới nặng hơn. Bây giờ khi nó đã được vào WTO thì có nghĩa là: Trước đó nó đã phấn đấu để được vào. Nói cách khác Việt Gian Cộng sản nó biết là thời điểm trước sau gì nó cũng phải vào. Trưóc sau gì nó cũng sẽ được vào, thì làm sao nó không thể chuẩn bị được? Một trong những chuẩn bị đó thì nó biết rằng: Vào trò chơi hội nhập thế giới thì anh phải mở rộng dân chủ. Ông (Tường Thắng) có thừa nhận điều đó không? .



Tường Thắng: Dạ, đồng ý.



Việt Thường: Chúng ta nhớ lại thời kỳ Cụ Diệm còn ở trong Nam. Cụ có ra lệnh là phải làm như thế nào để giúp đỡ cho nông dân, cho những người nghèo, để cho người ta có được đời sống no ấm. Nhưng ngay Cụ Diệm chặt chẽ như thế, mà còn có những vùng khi Cụ đi kinh lý là cây cối mới trồng thôi. Làm giống như là đẹp lắm, nhưng sự thật là bởi trồng giả. Tức là để mà che mắt Cụ đấy. Thì bây giờ chúng ta hình dung lại nước Việt Nam của Cộng sản đang thống trị nó cũng vậy thôi. Nó biết rằng quốc tế sẽ vào, cho nên nó sẽ trồng giả. Tức là nó sẽ cho những nhân vật giả ra, những tổ chức giả ra trước đã, để đánh lừa quốc tế. Thì đương nhiên đối với quốc tế, đối với họ là khi họ lên tiếng để mà lên tiếng thôi. Trong đó cũng có những người thật sự tốt. Nhưng cũng có những người lợi dụng việc lên tiếng để phê phán chúng nó. Chẳng qua chỉ là những cái roi đánh con ngựa, cương lái con ngựa cho nó phải đi theo cái hướng của mình. Thế rồi vì quyền lợi của bản thân, của nước họ trước đã. Chứ không phải là vì quyền lợi của nhân dân Việt Nam mà nó chỉ kết hợp lại thôi. Còn cái quyền lợi của nhân dân Việt Nam mới là quan trọng. Vì thế cho nên chúng ta phải tự mình sáng suốt để xem xét.



            Bây giờ tôi xin nói đến chuyện: Sự hình thành của cái gọi là những tổ chức và những nhóm mà đối với họ thì họ nhận là "nhóm dân chủ", những nhóm mà tôi vẫn gọi đó là cuội? Và họ bắt nguồn từ đâu? Hay cái khác mà nói Cụ Phan Khôi cho đó là dzỏm, là ngụy, là ngụy cách mạng. Nếu chúng ta để ý thì chúng ta thấy rằng: Trước khi Đại hội năm 1991, Bùi Tín nhân việc (xuất ngoại) đi họp ở Viện Paris cho tờ báo Nhân Đạo (Humanite) thì đã ở lại Pháp. Bùi Tín lên đài BBC đọc một bài nói rất nhiều và phê phán, tức là nhân danh của một công dân để góp ý. Sự thực là khi tôi ra, tôi đã trình bày là chuyện đó là không có thật như vậy. Bởi vì khi tôi ra hải ngoại tháng 6 năm 1991. Thì từ trong nước đã có người cho biết về vai trò của Bùi Tín làm cái gì rồi. Và bây giờ có thể nói thẳng ra được là: Tôi đã biết từ lúc đó. (Tôi đã nói rồi, bây giờ tôi nói công khai cho mọi người biết). Đó là trước ngày Bùi Tín đi, Bùi Tín đã ăn nằm ngủ nghỉ ở nhà thơ Hải Như. Nhà thơ Hải Như đối với tôi cũng rất thân, cho nên khi biết tôi sắp sửa đi ra nước ngoài. Thì Hải Như không hiểu được tư tưởng của tôi, cho nên Hải Như nói với tôi rằng: “sang bên đó, với sự nhanh nhẹn của tôi, tôi lại có nhiều người bạn ở Paris, Pháp. Pháp với Anh gần nhau, thì nên cố gắng liên hệ với Bùi Tín để giúp đỡ Bùi Tín”. Chính vì lẽ đó, cho nên khi tôi sang đây đến nơi thì tôi gọi điện thoại cho Bùi Tín. Thì Bùi Tín nghe tôi nói từ nhà thơ Hải Như, có nghĩa là (Bùi Tín) không có nghi ngờ gì nhiều, cũng không tâm sự gì nhiều, nhưng Bùi Tín giữ một khoảng cách. Tôi có khuyên Bùi Tín là:

            “Anh là con của một ông thượng thư, anh đã sống, anh đi đây, đi đó nhiều. Anh cũng thừa biết chuyện của anh là như thế nào rồi. Sự thật chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa của Cộng Sản đang thống trị đó thì nhân dân như thế nào. Cho nên bây giờ anh đã ra đây. Nếu anh còn lương tâm của nhà báo, thì anh đừng nên nghĩ đến làm chuyện tuyên truyền cho Võ Nguyên Giáp nữa.”



            Bởi Bùi Tín ra với nhiệm vụ tuyên truyền cho Võ Nguyên Giáp cố giành cái chức Tổng Bí Thư. Cho nên để ý nhìn tất cả những sách đầu của Bùi Tín từ “Hoa Xuyên Tuyết” đến “Mặt Thật” vẫn còn ca ngợi Võ Nguyên Giáp thật nhiều. Sau đó mới thấy Võ Nguyên Giáp hèn và thất thế lúc đó thì Bùi Tín mới ở lại Pháp đấy chứ. Lúc đầu Bùi Tín đâu có định ở lại. Vẫn giữ là đảng viên, rồi sau đó bị đuổi. Nhưng Bùi Tín không nghe tôi. Vì vậy cho nên tôi đã lật mặt Bùi Tín. Nhưng tiếc rằng lúc bấy giờ, đài BBC vẫn còn ủng hộ Bùi Tín rất nhiều. Nên khi tôi trao đổi với đài BBC thì họ đã từ chối. Họ nói: Nếu cần thiết thì họ cho tôi được phát biểu quan điểm của tôi trong vòng độ 15 đến 20 phút. Thì tôi có nói rằng:

- “Tôi không có ăn xin, nếu Bùi Tín được phát biểu tới 90 phút, thì lập luận của tôi là phản biện lại những ý kiến của Bùi Tín, thì ít nhất tôi phải được từ một tiếng, và nếu công bằng thì phải cho 90 phút, bằng không thì tôi không cần nói.”



            Cũng may lúc bấy giờ tôi không có nói, chứ tôi nói ra thì tôi bị phản đối như thế nào? Vì vậy, tôi đã cặm cụi viết cuốn “Mafia ở Việt Nam”. Sau này Việt Báo Kinh Tế có đăng chuyện đó dài hạn. Chuyện ấy tôi xin nói ra nó là như vậy. Tôi biết là nhiệm vụ của Bùi Tín ra hải ngoại để vận động cho Võ Nguyên Giáp. Sau khi Võ Nguyên Giáp thất bại rồi thì tụi Cộng sản sử dụng Bùi Tín để làm nhiệm vụ. Đó là để hướng dẫn cho những người Việt Nam hải ngoại đổ tiền về nước và dần dần hội nhập. Nhưng để làm hổ trợ cho uy tín Bùi Tín, nhóm Thông Luận của Nguyễn Gia Kiểng là đám ủng hộ nhất. Bùi Tín ra để chỉ đạo cho nhóm đó. Vì vậy mới đưa ra khẩu hiệu “hòa giải hòa hợp”. Rồi kết hợp trong việc đó thì chúng bắt đầu cho Vũ Thư Hiên đi ra hải ngoại. Về cái chuyện Vũ Thư Hiên đi ra hải ngoại như thế nào, trong bài tôi viết “Lũ Buôn Vịt Trời”, nhân vụ Hoàng Minh Chính sang Mỹ. Tôi có viết rồi, cũng có đăng trên Vietnam Exodus, xin mọi người đọc thì sẽ rõ hơn.



            Nhiệm vụ của Vũ Thư Hiên là gì?

            Bây giờ Cộng Sản biết là lực lượng của người Việt hải ngoại tị nạn Cộng sản từ miền Nam sang nước Mỹ này, Canada rất đông, Úc rất đông, với Châu Âu cũng tương đối, nhưng chủ yếu là ở Mỹ. Thì nó phải tạo ra một lực lượng, một cái gì đối trọng. Đó là những người rộng mắt, mà nói chung là những thành phần tương đối tốt thì mới được đi hợp tác lao động sang Đông Âu. Thì chính Vũ Thư Hiên có nhiệm vụ sang để tập họp những nhóm đó. Vì thế cho nên, Vũ Thư Hiên sang đến nơi, thì mới lấy cái cớ bị như thế này, thế nọ. Rồi mới nhảy sang Pháp để giúp đỡ cho Bùi Tín và rồi đưa ra quyển “Đêm Giữa Ban Ngày” in năm 1995, nhưng trong đó là sang kết nạp được một nhân vật quan trọng bậc nhất. Đó là: Nguyễn Minh Cần, mới lôi vào tròng, rồi bây giờ mới đẻ ra một câu, một cụm từ là: “Đấu tranh cho dân chủ tự do”. Chứ sự thật ra thì không phải thế!.Chính sách xét lại!, cái nhóm thuộc về “xét lại” của Hoàng Minh Chính không phải là đấu tranh cho dân chủ tự do, mà đó chỉ là cuộc đấu tranh nội bộ giữa phe thờ Nga Sô là mẫu quốc, và phe thờ Tàu cộng là mẫu quốc đấy thôi. Trong nghệ thuật đu giây, thì Hồ Chí Minh phải triệt hạ Hoàng Minh Chính, cũng như Dương Bạch Mai, sau này cũng triệt hạ Nguyễn Chí Thanh tức là đứng trong nhóm mà tôi đã chứng minh rồi. Chứng minh cụ thể bằng cách là: Khi giết Nguyễn Chí Thanh chết, thì đích thân Mao Trạch Đông và Lâm Bưu nhân danh chủ tịch và phó chủ tịch đảng (Trung Cộng) thứ nhất, và lại là người thừa kế nữa. Họ đến Sứ quán Cộng sản Việt Gian ở Bắc Kinh để đích thân nghiêng mình tưởng niệm Nguyễn Chí Thanh. Còn khi Hồ Chí Minh chết, thì Mao Trạch Đông chỉ cho Uông Đông Hưng, lúc bây giờ là thư ký riêng của mình mang vòng hoa đến Sứ quán Việt Gian Cộng sản tại Bắc Kinh thôi, Mao đâu có thèm đến. Cái đó để nói là Tàu Cộng nó thích ai? Ai là nhân vật của nó?.



            Sau khi Vũ Thư Hiên ra hải ngoại, thì ông bắt đầu ở bên Đông Âu sau này mới xuất hiện một lô những phong trào này, phong trào khác, rồi lại ra báo, mà cụ thể là ra tờ Đàn Chim Việt đấy. Trong thời kỳ trước khi Đàn Chim Việt chưa sang Mỹ, thì tôi đã nói trên VOV, tôi đã cảnh báo rồi: Tờ Đàn Chim Việt bắt đầu đổi thầy, đổi chủ sang Mỹ khi nằm ở Đông Âu cũng bén rễ rồi, được đươm tốt rồi thì bắt đầu đưa sang Mỹ để lôi kéo những người Mỹ. Đấy là một cái tiếng nói. Bây giờ ông (TT) thấy những chuyện đăng trên Đàn Chim Việt từ ngày mới thành hình cho đến bây giờ thì như thế nào? Ông (TT) cứ đọc lại bài Trần Ngọc Thành, là người được coi là sáng lập ra tờ Đàn Chim Việt này. Thì khi Trần Ngọc Thành về nước ca ngợi tờ Thông Luận, ca ngợi Nguyễn Gia Kiểng như thế nào. Đủ biết là họ cố đánh bóng với nhau, họ cố tình lập ra một cái như thế.



            Sau đó, năm 1992 Nguyễn Thanh Giang có được qua Mỹ, rồi Nguyễn Thanh Giang trở về có viết bài trên báo Nhân Dân nói nhiều chuyện, những chuyện trong đó có chuyện đại khái là: Ca ngợi chất xám của người Việt hải ngoại. Coi đó làm cái vốn, và tự nhận mình có quan hệ tốt với những người, những chất xám, những “cái đầu” tiêu biểu nhất của bên Mỹ. Thì lập tức từ đó trở đi, chúng ta thấy Nguyễn Thanh Giang dần dần bước ra khỏi cái chuyên môn của mình về địa chất, để chuyển sang “nghề” làm chính trị bằng những  bài viết bắt đầu viết những bài ca ngợi. Chúng nó thừa biết chuyện đó, cho nên nó thấy rằng nó bắt đầu sử dụng vai trò của Nguyễn Thanh Giang. Rồi kết hợp với Trần Độ, sau khi bị đá đít thì Trần Độ bắt đầu chửi bậy, thì bấy giờ Nguyễn Thanh Giang được lệnh dựa hơi để cố tình lấy lại những đệ tử của Trần Độ mà nó đi theo Trần Độ. Cho nên lúc nào Nguyễn Thanh Giang cũng bám sát với Trần Độ, ca ngợi Trần Độ đủ hết cả thứ lợi dụng tất cả mối quan hệ giữa Trần Độ thân với bố vợ của Nguyễn Thanh Giang.



            Thì lúc bấy giờ chúng ta đều thấy: Dường như sau Trần Độ là Nguyễn Thanh Giang. Ai cũng biết Nguyễn Thanh Giang sẽ là người cầm đầu vụ đó. Nhưng theo bà Dương Thu Hương viết lại thì chính ông Trần Độ đâu có tin Nguyễn Thanh Giang đâu? Trần Độ không có tin Nguyễn Thanh Giang! Nhưng khi (Trần Độ) hắn chết thì Nguyễn Thanh Giang làm rùm beng lên tưởng như là mình sẽ trở thành (sẽ nối tiếp Trần Độ). Tụi Việt Gian Cộng sản chúng nó láo cá lắm. Nó dùng anh, nhưng nó cũng nghiên cứu về anh, và nó cũng nghi, nó cũng không thích Nguyễn Thanh Giang lắm. Lý do làm sao? Lý do là mặc dù nó sử dụng Nguyễn Thanh Giang, nhưng bởi vì  Nguyễn Thanh Giang có bố trước kia đã từng là an ninh của Cộng sản được cài đi Nam làm cho hãng Mỹ, rồi sau đó sau năm 1975  thì bố của Nguyễn Thanh Giang lại đi sang Mỹ sống. Và chính nhờ mối quan hệ của ông bố móc nối, cho nên Nguyễn Thanh Giang mới quen được một số người ở bên Mỹ. Vì thế cho nên nó rất sợ rằng: Nhở lại cũng thông qua ông bố mà Nguyễn Thanh Giang đi đêm thật với Mỹ thì sao? Đấy là cái lý do mà sau này nó dùng bàn tay của Hoàng Tiến để chơi cho Nguyễn Thanh Giang một trận. Tức là sau khi Nguyễn Thang Giang nói bị khám nhà, khám cửa v..v.. bị đóng chốt ở đằng sau nhà cũng giống như bây giờ mấy anh tự nhận là nhà nhân chủ, cửa cũng bị chốt sau, chốt trước đấy. Vậy mà Nguyễn Thanh Giang lại có thể tham gia một cuộc đi với mấy người cựu sĩ quan của Việt Gian Cộng sản để đi một chuyến hành trình xuyên Việt, vào tới Đà Lạt để gặp Hà Sĩ Phu, với cái nhóm Tiêu Dao Bảo Cự. .v..v..Tức là Bùi Minh Quốc. Vào đó thì gặp Hà Sĩ Phu, bàn chuyện với nhau xong rồi, khi ra về thì mới bị công an phát hiện và nó yêu cầu đoàn kia phải xử lý, cho nên đoàn phải cho Nguyễn Thanh Giang đi về trước. Tức là Nguyễn Thanh Giang đã làm xong nhiệm vụ rồi.



            Và sau đó là chúng ta thấy cái việc nó kết hợp Trần Khuê, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang đều bị “bắt tù” cả. Nhưng rồi ra tù. Cái ngày Trần Khuê ra tù có đến tụ họp tại nhà Phạm Quế Dương. Ông (TT) có nhớ cuộc họp đó do Hoàng K Việt kể lại đấy. Thì đấy coi như là nhóm được đặt tên là nhóm chống đối, ta tạm gọi là nhóm chống đối đã ra đời với Nguyễn Thanh Giang là đầu lãnh. Nhưng ngay sau đó thì lập tức có cuộc bút chiến giữa Hoàng Tiến. Và Hoàng Tiến bắt đầu vạch hết cả tội Nguyễn Thang Giang, Phạm Quế Dương khi đi tù đã đầu hàng như thế nào mà đưa lên. Trong đó (Hoàng Tiến) có nói một câu rất dễ là:“Nguyễn Thanh Giang thì “đếch” bằng được Trần Khuê”. Làm sao bằng Trần Khuê. Bắt đầu sử dụng nhân vật Trần Khuê. Nhưng ở đây nên nhớ là: Cộng Sản luôn luôn không tin ai. Giống như anh có con ngựa tốt đến đâu tốt cũng phải đóng yên, đóng cương rồi mới cưỡi nó. Nó không bao giờ cưỡi ngựa trần hết cả. Cho nên các anh dù làm trâu ngựa cho nó, những nó phải đóng hàm thiết. Trừ khi anh nào thân lắm. Đó cũng là lý do nó vẫn phải để cho nhân vật Hoàng Tiến. Vì Hoàng Tiến là cái thứ giống như yên cương của tụi Việt Gian Cộng sản trong cái nhóm gọi là đấu  tranh. Ông (TT) để ý thấy rằng: Tất cả những sơ hở của nhóm đó đều do từ cái miệng của Hoàng Tiến ra, bài viết từ Hoàng Tiến ra. Hoàng Tiến là người châm ngòi đầu tiên để cho thấy rằng Nguyễn Thanh Giang khi bắt đầu được coi là đầu lãnh rồi, thì đây chính vụ đó làm cho Nguyễn Thanh Giang rất là cay cú. Nhưng là vì anh đã trót thành trâu ngựa rồi, không thể thay đổi được nữa.



            Phạm Quế Dương cũng đưa ra. Đang nói chuyện Nguyễn Thanh Giang thì phải đá giò lái Phạm Quế Dương và nói rằng là: Phạm Quế Dương vào trong tù cũng quì lạy xin hàng, nhưng Hoàng Tiến lại không khinh Phạm Quế Dương bởi vì Phạm Quế Dương ra xác nhận tội đó của mình mà không chối cải. Và nhận là mình hèn. Có khóc lóc. Còn Nguyễn Thanh Giang thì ra đến ngoài đâm ra nói dóc, làm như mình là anh hùng, nhưng mà đã lòi ra cái thư (Hoàng Tiến trưng bày ra lá thư mà Nguyễn Thanh Giang năn nỉ công an xin đầu hàng và khai báo hết). Thế thì bấy giờ trở đi, chúng ta thấy nhân vật Trần Khuê bắt đầu nổi lên. Và hải ngoại chúng ta thấy các đài từ Chân Trời Mới .v..v.. Ngay đài Chân Trời Mới, nghĩa là hơi có chuyện gì là cấp tốc điện thoại cho Trần Khuê. Trần Khuê có ngay. Trần Khuê trã lời, và bắt đầu vai trò Trần Khuê từ đầu tiên nhất là cán bộ nghiên cứu về Hán Nôm, sau nâng lên, thậm chí như báo Thông Luận nâng lên Viện Trưởng Viện Hán Nôm. Sau nâng lên cuối cùng thành “giáo sư”. Bây giờ thì vẫn cứ giữ chữ “giáo sư” Trần Khuê.



             Ở đây mình phải thấy rằng: Bọn Cộng Sản cố tình làm như vậy để cho các anh được đánh bóng, thỉnh thoáng báo chí của nó đập một trận. Nhưng nó lại đập vừa phải thôi. Đập đế đánh bóng chứ không phải đập vỡ. Về Hoàng Tiến thì cũng cẩn thận cái sự phản bội của Trần Khuê, phải đóng cái hàm thiếc. Cho nên, Hoàng Tiến cũng phải giả vờ lộ ra câu nói là lỡ miệng. Vì anh viết lên giấy chứ đâu phải anh nói mồm, xuất khẩu gì đâu mà lỡ miệng. Anh viết phải đọc đi đọc lại. Cũng lại lòi ra một câu là: “Làm sao Nguyễn Thanh Giang bằng được như Trần Khuê. Trần Khuê là ở tù không thèm ăn cơm tù, không thèm mặc áo tù”. Như thế là nếu ai thực tâm nghiên cứu, suy nghĩ thì sẽ thấy Trần Khuê ở tù dzỏm. Bởi vì ở tù, không ăn cơm tù, không mặc áo tù có nghĩa là: Chổ đó chơi, nghĩ mát, ăn cơm theo tiêu chuẩn đặc biệt. Sau này Dương Thu Hương có bổ xung: “đi tù vẫn nằm xem Ti Vi, ăn cơm tiêu chuẩn là như thế nào?”. Như Dương Thu Hương bài đã viết ra rồi. Thì đấy là Hoàng Tiến.



             Rồi đến khi Hoàng Minh Chính được qua Mỹ cũng thế. Cũng lại chính là Hoàng Tiến (chứ không phải chúng ta) Hoàng Tiến cũng đưa ra, kể câu chuyện: nào là trước khi có những chuyện đó thì có đại tá, trung tá của công an đến, rồi biếu cam, rồi thăm hỏi sức khỏe, rồi nói muốn đi lúc nào cứ làm giấy tờ ngay .v..v.. rồi thì bây giờ chỉ còn yêu cầu làm, ra Sứ quán Mỹ xin Visa thôi. Ông có nhớ không ? bài của Hoàng Tiến. Sau đó lại còn kể thêm giả vờ tả cảnh Hoàng Tiến đến để đưa tiễn Hoàng Minh Chính ra sân bay. Giả vờ nói đến những chuyện đó. Trước khi đi, thì người anh của Phan Diễn (thay mặt Phan Diễn) đến đưa cho Hoàng Minh Chính một cái thư nói là: “Phải giữ danh dự, phải hoàn thành nhiệm vụ”. Thế  như vậy trước khi đi là nhận nhiệm vụ của Phan Diễn. Phan Diễn là ai? Phan Diễn là nhân vật số 2 ở trong đảng lúc bấy giờ. Nông Đức Mạnh là Tổng Bí Thư, còn Phan Diễn là Thường Trực của Bộ Chính Trị, Ủy Viên Bộ Chính Trị Ngoại Thương Trưởng Ban Bí Thư. Thế tức là nhân vật số 2. Thì chúng ta có thể hiểu được là: Tất cả mọi chuyện đó đều nằm trong một cái chương trình của Cộng Sản đưa ra rồi.



            Sau khi nó làm cái nhóm đó xong, thì chúng ta nói tới một nhân vật khác nữa. Xem quá trình hội nhập của nó như thế nào. Khi chúng ta nói về nhân vật Đỗ Nam Hải.

            Đỗ Nam Hải đi sang Úc học, có khai nói rằng sang với tư cách không phải là du sinh (du học sinh), mà là diện đoàn tụ gia đình. Trong khi học ở Úc thì lấy tên là Phương Nam, theo giải thích là vì sau năm 1975 được theo gia đình đi vào Nam. Vào Nam được sung sướng, tốt, rất thích miền Nam vì vậy cho nên lấy tên là Phương Nam và Đỗ Nam Hải bắt đầu có những bài góp ý đăng đầu tiên nhất là ở Đàn Chim Việt. Tức là Vũ Thư Hiên đã tạo cho một diễn đàn. Rồi bây giờ bắt đầu đầu tư vào diễn đàn Đàn Chim Việt đó, mà lan đi thì bấy giờ mọi người mới dần dần biết Đỗ Nam Hải là ai.  Sau khi Đỗ Nam Hải học xong thì về Việt Nam, chứ không ở lại Úc như một số người khác tìm cách ở lại Úc. Ngay chính báo chí Cộng Sản cũng nói là: số du sinh đi thì chỉ độ 20% về nước. Còn lại 80% họ trốn ở lại. Đặc biệt Đỗ Nam Hải không phải là du sinh, mà do đoàn tụ gia đình. Nhưng lại tự nguyện về nước để làm. Khi về làm rồi thì không còn dấu diếm mình là Phương Nam nữa, mà công bố rõ lên tên của mình là Phương Nam Đỗ Nam Hải. Sau đó thì bị công an đến làm việc tại chỗ sở làm. Đỗ Nam Hải bị đuổi việc. Thì qua cho đến bây giờ chúng ta mới hiểu được cái điều không phải là võ đoán mà làm việc gì chúng ta phải suy xét từ đó, suy xét rồi chúng ta mới kết luận rằng là: Nếu Đỗ Nam Hải vẫn còn làm việc ở ngân hàng đó thì không giải quyết được chuyện gì. Bởi vì anh sẽ phải làm việc khổ cực quá, chẳng còn làm được việc khác nữa, chẳng làm được việc gì. Cho nên, Cộng sản làm ra cái cớ cho Đỗ Nam Hải bị đuổi việc thì mới có thể trở thành người hoạt động “toàn thời gian”. Và lại làm cho hải ngoại này đấu tranh, và cũng để cho trong nước mọi người biết đó là một nhân vật trẻ tuổi, đấu tranh rất mãnh liệt từ hải ngoại về. Nhưng Đỗ Nam Hải gặp khó khăn đời sống chăng? Vèo một phát xong bay ra Hà Nội, vèo một phát phóng đi, phóng thẳng về họp. Và kể từ khi có Đỗ Nam Hải thì lần đầu tiên có chuyện móc nối làm việc khá không bình thường.



            Đó là Đỗ Nam Hải đã là người đầu tiên đưa ra cái trò chụp ảnh để quảng cáo cho những nhân vật gọi là đấu tranh cho dân chủ. Đó là đưa Trần Khuê, Nguyễn Chính Kết tới nhà bác sĩ Nguyễn Đan Quế đầu tiên nhất. Ông (TT) có nhớ đó là cái ảnh tung ra đầu tiên đấy! Trước đó thôi, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế còn nói chuyện: Mới đi ra cửa, điện thoại bị cúp hết cả, mà dùng cái mô bai phôn (điện thoại cầm tay) của con gái rồi bị tịch thu. Và ở cửa nhà bác sĩ Nguyễn Đan Quế lúc nào cũng có 2, 3 cảnh sát đứng đó canh gát. Ai ra vào nó khám xét. Và ngay trước cửa nhà bác sĩ Nguyễn Đan Quế đã có camera (máy quay phim) quay suốt ngày đêm theo dõi những người ra vào, cửa ra vào. Vậy mà mấy người này vào chụp ảnh xong đi ra. Chắc máy ảnh không thể nào là máy ảnh của gián điệp rồi. Đi vào nó cũng không khám xét, đi ra nó cũng không khám xét. Coi như là camera quay của nó tắt lại. Công an lờ đi?. Tại sao nó lờ đi?. Nó phải có cái chỉ thị nào nó mới lờ đi?. Chụp ảnh cười toe toét với nhau, trong đó đi ra. Thì đấy để làm gì? Đấy là lợi dụng uy tín của bác sĩ Nguyễn Đan Quế với hải ngoại để bắt đầu cho ra mắt cái nhóm gọi là Đỗ Nam Hải, Trần Khuê, Nguyễn Chính Kết. Rồi từ đó trở đi bắt đầu đi đâu chụp ảnh đó. Ra Hà Nội chụp ảnh với Hoàng Minh Chính. Đến đâu chụp ảnh đó là bắt đầu từ Đỗ Nam Hải.



            Từ đó Đỗ Nam Hải bắt đầu lầm lủi. lầm lủi. Cho đến ngày Nguyễn Khắc Toàn được ra tù, thì cũng là người đầu tiên nhất là Đỗ Nam Hải bay từ Sài Gòn ra Hà Nội gặp Nguyễn Khắc Toàn lôi ra chổ cà phê internet ở Lê Văn Hưu Hà nội. Cả hai người ngồi ráp lại nhau uống cà phê đánh internet, thì công an quận Hai Bà đến bắt giải về Hai Bà. Và khi chúng ta biết là từ đó nổi ầm lên nhân vật Nguyễn Khắc Toàn cùng với Phương Nam Đỗ Nam Hải làm việc liên tục, liên tục. Thì từ đó mới xảy ra chuyện phạt 18 triệu hành chánh đấy.  Rồi cũng là Đỗ Nam Hải như tôi đã nói. Tôi xin nhắc lại Cộng sản luôn luôn nó dùng anh nhưng không bao giờ tin anh cả. Nó chơi ra những cái trò giả như vậy, nhưng nó sợ lộng giả thành chân. Cho nên nó vừa dùng anh, nhưng nó vừa làm cho anh yếu đi. Anh có những sơ hở, để nếu nó dùng được anh thì thôi. Nếu anh phản nó thì nó sẽ lật lại anh ngay rất là dễ dàng. Vì thế cho nên, khi Đỗ Nam Hải được giao cho nhiệm vụ soạn thảo cái gọi là “Tuyên ngôn”, sau này gọi là khối 8406. Thì như tôi đã trình bày, Đỗ Nam Hải ngồi làm tất cả những chuyện đó xong xuôi hết rồi. Không về nhà làm xong xuôi hết, còn lóc cóc uống cá phê thì có gì ghê gớm? Dứt khoát phải ra tiệm đâu để công an nó bắt? Cà phê thì có thể mang về nhà uống. Phải ra cái tiệm đó ngồi uống cà phê để rồi công an bắt, xong thì về nhà mới tịch thâu tất cả thứ .Computer nó lục ra, nên nó biết được chuyện đó. Vì vậy mà Linh Mục Nguyễn Văn Lý phải cấp tốc làm lại cái khác để tuyên bố được đúng lúc. Thì cũng là lúc Trần Khuê đã đi trước một bước, vì lý do Đỗ Nam Hải đã làm chậm trễ như vậy. Cái đó là dàn cho hai bên các anh tự chống đối lẫn nhau.



            Còn nhân vật Hoàng Minh Chính quá già, nó chỉ dùng lối đánh bóng, nhờ Vũ Thư Hiên đánh bóng Hoàng Minh Chính là một nhà đấu tranh cho dân chủ tự do từ lâu lắm. Từ những năm 1960-63 để lấy cái đó làm cái mác (made), cái nhãn hiệu là đã từng là đảng viên trong đảng Dân Chủ nữa. Thì nó đưa ra cái lối đó. Nhưng sự thật thì Hoàng Minh Chính chỉ làm đấy, mà không được có ý kiến nên lúng ta, lúng túng. Vì thế khi Hoàng Minh Chính lúc thì ủng hộ Trần Khuê, lúc thì đứng tên trong khối 8406. Rồi sau khi Trần Khuê tuyên bố cái (tuyên ngôn) này hoàn toàn khác với cái (tuyên ngôn) của Linh mục Lý đưa ra. Trong cái của Linh mục Lý (thì tôi nghĩ là) những khoản đưa ra rất là sắc bén, chắc là của cái nhóm Linh mục Nguyễn Văn Lý. Còn cái nó đưa ra một số nó hơi thừa râu ria, nó làm cho loãng cái ý chính đi. Thì từ thời kỳ đó (hôm trước tôi đã nói) là khi đưa cái tuyên ngôn đó tôi rất chịu. Nhưng tôi thấy có cái này tôi biết rằng nó cài rồi. Bài trước tôi đã nói là Linh mục Lý có bao giờ minh định rằng mình là tổ chức công khai ở trong lòng đảng Việt Gian nó đang thống trị, thì chắc chắn nó phải cài người vào. Nó không cài cái loại Ngu đâu. Nó cài loại khá, trẻ để sử dụng được lâu dài. Nên từ đó chúng ta thấy xuất hiện một loạt các nhân vật từ Đông Âu về như là: Nguyễn Trung Lĩnh và một lô trẻ trẻ ở đâu từ các nước về làm nổi tiếng, rùm beng lên. Thì cái chính của họ làm gì? Họ muốn tạo ra là: Có rất nhiều tổ chức, các tổ chức đều chống đối cả. Vừa là chống đối với tụi Việt Gian Cộng sản nhưng vừa để làm thế nào lấy được tiếng của hải ngoại. Để cho từ hải ngoại ủng hộ. Hải ngoại là cái loa tiến tới có sự ủng hộ của quốc tế, của những nhân vật của quốc tế. Thì chỉ có những cái mác đó (hiệu đó) thì sau này khi nó vào WTO, nó mở (những cái đảng cuội này) ra thì những anh này mới có thể trở thành ra là những nhà dân chủ có tính chất quốc tế bảo trợ. Thì bây giờ các ông không thể nói gì với chúng nó được cả. Nó cho các ông tham gia trong quốc hội bù nhìn của nó, thì ông chỉ là số ít chả làm gì?. Chưa nói đến rằng: Chắc chắn anh phải có những sự cam kết gì đó. Còn chúng ta thấy có những nhân vật cũng đấu tranh rất nổi tiếng từ đầu mà bị bỏ lơ là đi. Thí dụ như Lê Chí Quang có được nổi lắm đâu? Rồi đến Phạm Hồng Sơn. Mãi sau này mới cho ra. Còn Nguyễn Vũ Bình dứt khoát nó chưa thèm thả ra. Thì đủ biết rồi! Và còn rất nhiều người đang nằm trong tù. Nhiều lắm!. Những người đấu tranh quyết liệt nhất bây giờ vẫn còn nằm trong tù, còn những người thả ra chúng ta có thể hiểu được. Đấy là tôi nói tóm tắt để quí vị có thể dùng làm tài liệu. Nếu quí vị nào muốn nghiên cứu, muốn tổ chức yểm trợ cho phong trào dân chủ thì hãy làm ơn sưu tầm lại tài liệu để theo dõi thì sẽ biết.



            Cho nên từ đó trở đi, có hình ảnh mọi người cứ bắt đầu như tôi đã nói từ lúc bắt đầu vụ Sứ quán của Lãnh sự Mỹ và bắt đầu các anh thoát ra đằng sau hết. Bây giờ ra tổ chức nào là các ông lại nhào vô hết. Cho nên cái gọi là tổ chức 8406, tuy rằng nói có cả hơn 2000 người. Nhưng tại làm sao những người đó dám ký tên, cho địa chỉ, nghề nghiệp hẳn hoi. Bây giờ khi lập ra những tổ chức khác họ lại không dám đứng ra là như thế nào? Hay là không điều động được họ ra. Nếu họ không dám ra thì nên đuổi họ ra khỏi tổ chức 8406. Còn nếu họ ra, thì để cho họ ra, tại làm sao phải một người thôi đảm nhiệm rất nhiều chức vụ nào là: Phương Nam Đỗ Nam Hải cũng là trong 8406. Rồi Phương Nam Đỗ Nam Hải cũng nằm trong cái gọi là Liên Minh Nhân Quyền Tự Do? Có một cái buồn cười nhất là cái kháng thư số 8 đó thì dưới cũng ký là Phương Nam Đỗ Nam Hải ở Sài Gòn, rồi Trung Tá Trần Kim Anh ở Thái Bình, tức là ngụy quân Cộng sản cũ đấy. Rồi đến Linh mục Nguyễn Văn Lý ở Huế. Sau đó lại có một bản được ký với tư cách là Liên Minh Nhân Quyền Dân Chủ ca ngợi và ủng hộ kháng thư số 8 cũng ký tên Phương Nam Đỗ Nam Hải, Trung Tá Trần Anh Kim, thêm vào đó là Nguyễn Phong gì đó, thế thôi. Tức là tay phải viết một cái gì đó, tay trái vỗ hoan hô. Không có người nào khác nữa để đại diện à? Rồi Nguyễn Khắc Toàn vừa làm báo, vừa cũng có trong tổ chức này. Rồi đùng một cái nhảy ra Nguyễn Tấn Hoành làm. Ai cũng biết Nguyễn Tấn Hoành ra cái tuyên bố 8 điểm không công nhận công đoàn Cộng sản thì tụi phản tỉnh nhảy ra vì nghe nói quốc tế ủng hộ công đoàn độc lập là vội vàng nhảy ra làm ngay lập tức.



            Lúc đầu trong tuần lễ trước còn tuyên bố là Chủ tịch Lâm thời của Công Đoàn Độc Lập, sau ông Tường Thắng phỏng vấn thì đã trả lời là Chủ tịch Công Đoàn Độc Lập, bỏ chữ “lâm thời”. Sau bài góp ý của tôi thì rút thành trong kháng thư gởi đề là Trưởng Ban Đại Diện của công đoàn Độc Lập. Tức là Ban Đại Diện rồi. Không còn là chủ tịch nữa? thế là thế nào? Tại sao cái danh xưng lại thay đổi soành soạch được?  Như vậy là nó có thật không? Và nó hoạt động như thế nào? Chỉ riêng cái chữ “Công Đoàn Độc Lập” đó sai. Khi người ta nói rằng người ta ủng hộ cho những công đoàn độc lập tại Việt Nam. Có nghĩa là quốc tế ủng hộ công đoàn độc lập so đối với công đoàn Tổng Liên Đoàn hiện nay là chân rết, là cánh tay nối dài của đảng Việt Gian Cộng sản. Chứ không phải công đoàn độc lập là một cái tên, mà đây là một cái khái niệm thôi. Khái niệm công đoàn đó độc lập. Nếu anh làm báo thì ra công đoàn báo chí, ai có cấm anh đâu? Công đoàn là người làm công ăn lương. Đó là cái ngành của anh, công đoàn ngành Y, công đoàn ngành giấy, công đoàn ngành gì thì thành ra công đoàn độc lập. Điều đó chứng tỏ anh làm mà không suy nghĩ gì cả. Và cái công đoàn đó ra thì không có nội quy, điều lệ, các thứ .v..v...hoàn toàn chẳng có cái gì cả? Chỉ có cái bản tuyên bố thành lập xong thế là hết. Và ký tên như vậy thôi. Thì đấy là những cái mà chúng ta thấy rõ rồi. Đây là tôi chỉ lướt qua để cho quí vị nào xem thì sẽ thấy.



            Bây giờ chúng ta nói về khẩu khí của những người gọi là lập những tổ chức chống đối trong nước. Khẩu khí của họ như thế nào? Bùi Tín viết tất cả các sách, thì quyển nào cũng đánh bóng, ca ngợi gia đình mình, ca ngợi những tụi Việt Gian Cộng sản, thậm chí còn ca ngợi Hồ Chí Minh. Thằng Bùi Tín nó kể khéo Hồ Chí Minh là một người tận tụy, ở trong nước hiện nay mọi người dân, kể cả miền Nam, cả Bắc đều coi Hồ Chí Minh là có công. Đại khái như ca ngợi. Khi nói về Cụ Ngô Đình Diệm: Nó nói Ông Ngô Đình Diệm vốn là quan lại của thực dân Tây .v..v...muốn lôi chính nghĩa cho Ông cũng không thể lôi được. Ông (TT) thấy không? Rõ ràng có sự so sánh, rồi lá cờ vàng, lá cờ đỏ .v..v.. Thì cũng cái lối nói như vậy. Rồi đến khi nói về Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thì cũng nói thế: Quân đội Nhân Dân của chúng nó giỏi giang các thứ, có công đánh, rồi cờ đỏ sao vàng được bao nhiêu nước công nhận, hiện nay được cắm vào Liên Hiệp Quốc .v..v...Còn cờ vàng ba sọc coi như là hết rồi. Bùi Tín nó cũng nói thẳng ý kiến của nó là không có coi miền Nam (ra gì). Còn nói về chính phủ miền Nam thì nó nói: Các ông tự nhận mình là tài giỏi, ngày xưa có giai đoạn để làm thì tại sao không đưa cái tài kinh bang tế thế của mình ra để cho thành ra cái chính quyền tham nhũng, để nỗi là phải thua, phải chạy. Nó viết còn rành rành ra đó. Thử giở lại đọc đi? Nên đọc cho nó kỹ rồi hãy ca ngợi. Rồi sau đó nó đi đến kết luận là gì? Nó kết luận là bắt đầu đưa ra hòa giải - hoà hợp dân tộc là tốt nhất. Nó đưa ra một cái kinh hoàng nhất mà mọi người không chú ý là kết luận trong cái quyển nó viết là: Đưa ra bốn quỹ tình thương. Hôm trước tôi đã nói rồi, trong cái quỹ đó có quỹ nào để dựng lại các cơ sở văn hóa, tôn giáo bị phá hoại, di tích lịch sử. Quỹ giúp cho học sinh nghèo. Quỹ giúp cho những người già yếu. Quỹ nữa mới độc đáo là: Giúp cho thương phế binh nặng nhẹ của cả hai miền. Nghĩa là của cả Cộng sản, thương phế binh củaNgụy binh Cộng sản và thương binh miền Nam.



            Thử hỏi thương binh Cộng Sản, thương binh miền Nam cái nào nhiều hơn? Tại sao nó thống trị cả nước mà nó (chính quyền Việt Gian Cộng sản) lại không có những trách nhiệm đối với những người thương binh đó?  Coi như là công dân rồi? Mà bây giờ phải đến hải ngoại làm. Bây giờ hải ngoại còn phải nuôi cả, lo cho cả mấy thằng què cụt của chúng nó do đi xâm lược. Không đủ sức tranh cướp chiến lợi phẩm của miền Nam, rồi bây giờ lại phải làm cái trò bồi thường như thế? Làm như những người cộng đồng người Việt tị nạn tại Mỹ đi ra đường nhặt vàng, nhặt đô la không bằng. Có ai biết đâu họ cày hơn là trâu, làm cả mấy job (công việc) mới có thể có tiền gởi về giúp đỡ gia đình. Đó là vì tình thương vì những người đó là người. Nhưng mà đặc biệt là khi nó gợi đến cái ý này, thì nếu chúng ta không để ý, chúng ta vô tình thì chúng ta không nhận cái đó tính chất là gì? Chuyện đó là gì? Là nó nói, nó nghĩ rằng cái phương pháp để gây quỹ cho cái buổi Tình Thương đó thì nên mỗi người, mỗi tháng phải đóng một số tiền nào đó, trích ở lương của mình ra. Khi anh phải trích lương của anh ra, tức là anh đóng thuế lợi tức cho tụi Việt Gian Cộng sản. Tức là vô hình chung anh thừa nhận anh là công dân cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì anh phải đóng thuế lợi tức chứ? Đấy là cái rất trí trá của nó (thằng Bùi Tín)!



            Vũ Thư Hiên thì nói như thế nào? Vũ Thư Hiên viết thì cũng ghê gớm lắm, mọi người cũng ca ngợi, thậm chí ngay có ông còn coi Vũ Thư Hiên nổi danh ngang hàng với Tú Xương ở Nam Định .v..v...Vũ Thư Hiên thì viết rất nhiều chỗ láo. Nhưng cái láo nhất là nói cuộc chiến ở miền Nam, Cộng Sản xâm lược miền Nam Việt Nam thì Vũ Thư Hiên nói là: Do sự thống trị của chính phủ miền Nam khắc khe, cho nên nhân dân miền Nam vùng dậy, và lúc bây giờ miền Bắc phải giơ tay cứu viện cho nhân dân miền Nam thôi. Chuyện gì nó cũng biết, nhưng có cái chuyện nghị quyết 15 đưa ra năm 1959 bắt đầu (Cộng sản) cho vũ trang xâm lược miền Nam thì không thấy thằng Vũ Thư Hiên nó nói đến. Cho nên, chúng nó là như vậy đấy! Và đứa nào cũng vẫn bảo vệ Hồ Chí Minh như thường.



             Rồi đến Trần Khuê. Khẩu khí của Trần Khuê là gì? Thì như đã biết. Tôi có nghe băng hội luận của bà Ca Dao mà ông (TT) có đưa lên vietnamexodus. Thì đó! khi trả lời về nhân vật Hồ Chí Minh, Trần Khuê vẫn còn nói là: “Hồ Chí Minh thì cũng giống như nhân vật Ngô Đình Diệm, Dương Văn Minh .v.v... Những đó mình phải có quan điểm lịch sử để mà nhận xét. Cái đó để cho lịch sử giải quyết chứ bây giờ Trần Khuê không có nói”. Khi ông nói giải quyết là phải giải quyết quan niệm lịch sử ? Công ra sao? tội như thế nào? không thể nói chung chung được. Nhưng mồm nó nói lúc này như thế nhưng nó quên rằng trong tập Đối Thoại 2000 của Trần Khuê viết vào năm 2000. Thì nó đã đưa Hồ Chí Minh lên còn trên Tổ Hùng Vương, và nó còn đưa Hồ Chí Minh lên là “Thánh Hồ”. Và nó còn đưa rất rõ ràng là đối với nó thì chỉ có chủ nghĩa Hồ Chí Minh thực hiện ở Việt Nam là đúng nhất. Phải theo chủ nghĩa Hồ Chí Minh mới là đúng nhất. Và nữa nó nói là: “vẫn phải theo con đường xã hội chủ nghĩa nữa nó nói là: những ai không thừa nhận 5 phương thức sản xuất của chủ nghĩa Mác, thì nó không thèm nói chuyện. Miễn đối thoại”. Nó nói hẳn như vậy. Và nó nói: “đừng tưởng những ai đi Đông, đi Tây mà coi rằng Mỹ là nước tự do nhất là điều sai lầm. Lâu lâu hãy đọc lại bản án chế độ Thực dân của Nguyễn Ái Quốc để rửa sạch đầu óc”. Đó là luận điệu của Trần Khuê.



            Còn Nguyễn Thanh Giang thì như thế nào?  Nguyễn Thanh Giang thì nhiều thứ nói bậy lắm. Trong đó còn ca ngợi Hồ Chí Minh đã đành, nó ca ngợi luôn cả Trần Độ. Không nói ra thái độ khi tuyên bố là hai lần Trần Độ làm anh hùng, trong đó có anh hùng giải phóng dân tộc. Như vậy, nó thừa nhận rằng việc Trần Độ giết nhân dân miền Nam là anh hùng? Vậy nhân dân miền Nam cũng là người Việt Nam tại sao lại giết? Tức phải coi đó là “ngụy”, là “việt gian” thì mới giết chứ? Có ai giết người dân thường đâu? Tức là những người đó đều có tội cả thì mới gọi là anh hùng, nếu không thì gọi là “tội đồ” chứ? hoặc là nó lờ đi. Ở đây nó công khai nói như vậy tức là nó nói quan điểm của nó rồi còn gì nữa? Khi nói về vụ Lê Khả Phiêu dâng đất, dâng biển, đi sang Tàu bị buộc phải ký dâng đất, dâng biển thì Nguyễn Thanh Giang nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam đã bị lừa”. Hai cái chữ “bị lừa” và cố tình dẫn nhập hai cái đó khác nhau.



Tường Thắng: Không thể nào là bị lừa trong trường hợp này? thưa ông Việt Thường ?



Việt Thường: Vâng. Đấy cho nên đó là một lối nó cải hộ. Còn thằng Trần Độ nói như thế nào? Trần Độ thì nói: “về vấn đề đó thì nó đã hỏi Đại Tá Nguyễn Minh Nghĩa, (xưa là chánh văn phòng của Võ Nguyên Giáp, Bộ Quốc Phòng), Nguyễn Minh Nghĩa nói: “không đáng bao nhiêu chừng chỉ mười mấy kí lô mét vuông thôi”. Tức là nhiều bằng khoảng Mạc Đăng Dung dâng 40 dặm đất. Đấy là một cái lối nói rất là Láo. Như thế là thế nào? Trần Độ nếu quả là đấu tranh cho tự do dân chủ thật sự thì nó phải đứng về phía nhân dân Thái Bình thời kỳ vùng lên. Nhưng nó có thèm nói đâu? Đâu có thèm nhắc tới, đâu có thèm về đâu? Đấy là lý do tại sao khi nó chết người Thái Bình đâu có ai thèm để tang, đâu có ai thèm đưa đám ma nó đâu? Đấy là Trần Độ.



Tường Thắng: Thưa có một điểm là những gì ông trình bày lúc nãy là hầu như những người này không thoát khỏi cái vỏ Mác Xít? nghĩa là họ không khẳng định lập trường của họ là như thế nào. Thỏa hiệp hay cách mạng? Trong trường hợp này, họ không thể nào có cái tính cách mạng trong cái việc xóa bỏ cái cũ để thành lập cái mới. Đúng không?



Việt Thường: Không! chúng nó không bao giờ làm cách mạng cả. Chúng nó không phải là không thoát ra khỏi được. Chúng nó là chấp nhận! Chúng nó hoàn toàn tự nguyện để trở thành con bài trong ván bài của tụi cầm quyền của tụi Việt Gian Cộng sản hiện nay. Chứ không phải chúng nó không biết. Như Trần Độ thì đúng là nó có đấu tranh. Nhưng nó đấu tranh cho cá nhân nó thôi chứ không phải là đấu tranh, thì tôi đã có bài viết rồi.  Nếu ai muốn hiểu hơn và chi tiết hơn trước khi phê phán về chuyện của tôi thì hãy làm ơn đọc quyển Những Tên Đặc Công Đỏ trong Phong Trào Dân Chủ cho Việt Nam. Tôi có nêu lên, tôi có dẫn chứng lời nó nói, có những phản biện hẳn hoi. Chứ không phải cứ chụp mũ chung chung, nói chung chung. Trích dẫn hẳn hoi chỗ sách nào, trang nào rọi ra hết và có hệ thống hẳn hoi.



Tường Thắng: Về điểm này thì Tường Thắng có nói chuyện với một anh ở Canada, thưa ông Việt Thường. Anh này nói rằng: Ngay cả Hoàng Minh Chính cũng vậy. Khi đòi dân chủ thì ông ta chỉ đòi dân chủ ở trong đảng, giữa ông ta với đảng với nhau thôi. Chứ không phải dân chủ giữa người dân.



Việt Thường: Đúng! đòi dân chủ giữa phe xét lại giữa phe thờ Nga với phe thờ Tàu thì phải có quyền lợi giống như nhau, cùng tham cứu. Đấy là cái lối của Hoàng Minh Chính là như thế thôi.  Ngày xưa là như vậy! chứ không phải là...



Tường Thắng: Anh ở Canada cũng nói: Nếu quả là tranh đấu thật mà tại sao tới bây giờ vẫn còn ở nhà do chính phủ cấp và nhận phiếu tem E?



Việt Thường: Ngoài ra còn cái nữa này: Nếu anh đấu tranh thật thì anh phải nói ra cái âm mưu. Tôi chỉ yêu cầu anh nói cái âm mưu mà Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cho anh “chui” vào Ban Thư Ký của Đảng Dân Chủ của Dương Đức Hiền. Rồi anh đã phá hoại như thế nào để đến nỗi cái đảng đó phải tan hoang ra? Và nhờ cái công đó anh mới được đưa đi Nga học Mác Lê Nin để làm Viện trưởng Viện Mác? Trước khi đi học đã được phong làm viện trưởng rồi mới đi học. Và nhờ cái thành tích đó. Thì anh ta kể lại cái đó để cho người ta biết âm mưu của tụi Việt Gian Cộng sản như thế nào? Anh ta đâu có nói đến? không bao giờ nói đến cả? Anh ta lờ đi hoàn toàn. Lúc nào cũng tự nhận mình là Tổng Thư Ký đảng Dân Chủ. Nhưng mà đó! Ngay cả những người hết sức bảo vệ cho Hoàng Minh Chính như ông Minh Võ chẳng hạn cũng vẫn còn thừa nhận Hoàng Minh Chính gia nhập đảng lúc 16, 17 tuổi. Mười bảy tuổi mà ông ấy nói thành 16 tuổi, thì tôi thấy thảm là ôngNịnh Quá Cở Thợ Mộc. Công nhiên làm chuyện đó. Mặc dù tôi rất quý ông Minh Võ về rất nhiều tác phẩm của ông, và trong tác phẩm của ông ta nhắc tới tôi rất thiện ý. Nhưng không phải vì cái chuyện thiện ý đó mà tôi phải bỏ qua cái sai sót của ông. Trong lúc cái (ông nói) đó làm rất tai hại cho phong trào giải phóng Việt Nam tiêu diệt tụi Việt Gian Cộng sản và làm cho hỏng đầu óc của tuổi trẻ đi. Bởi vì, những người trẻ tuổi họ tin tưởng ở nhà nghiên cứu Minh Võ. Cái bài viết của ông đó người ta sẽ nghe theo, tưởng là Hoàng Minh Chính là thứ thiệt. Nó không bao giờ là thứ thiệt cả. Tất cả là thứ dzỏm cả.



Tường Thắng: Ngay cả Minh Võ viết cuốn sách về Hồ Chí Minh (nhận định tổng hợp), thưa ông Việt Thường. Có một điều ông Minh Võ vẫn không nhận ra cái sự kiện là Hồ Chí Minh chỉ là tay sai của Cộng Sản quốc tế mà thôi. Không hiểu tại sao ông ta không nhìn thấy cái điểm đó?



Việt Thường: Không riêng ông Minh Võ mà rất nhiều người bây giờ không nhận ra! Tôi phải chứng minh nhé! Rất nhiều người bây giờ viết, phân tích thì thấy rất rõ về Hồ Chí Minh và đảng Việt Gian Cộng sản được thành lập ra là do Nga Sô thành lập. Và nó làm nhiệm vụ Nga Sô. Và suốt từ khi chúng nó tồn tại, trong các văn kiện đảng của chúng nó từ khi nó là Hội Nghị Lâm Thời năm 1929 để ra mắt cái đảng cho đến khi Hồ chết. Lúc nào trong di chúc, các văn kiện của đảng đều nói là phải bảo vệ Nga Sô. Cái đó là đủ hiểu rồi. Bảo vệ Nga Sô là chính! Rồi khi nó nói đến, đề cập đến chủ nghĩa quốc tế, đã quốc tế thì không có quốc gia. Quốc gia chỉ là một bộ phận, quốc tế là chính. Giống như chúng ta là một gia đình nằm trong quốc gia. Và khi chúng ta vì quốc gia thì chúng ta có thể đốt nhà chống địch. Như vậy nó vì quyền lợi của quốc tế Nga Sô nó có thể tiêu diệt nước Việt Nam được. Cũng giống như trong thời kỳ chống Pháp, chúng ta vì chống Pháp để bảo vệ độc lập, tự do của quốc gia chúng ta có thế đốt được nhà của chúng ta, tức là cái cơ sở gia đình. Cái đó nó rõ ràng như vậy rồi. Tại chúng ta không chịu đọc, không chịu hiểu, không chịu thấy. Cho nên không có hiểu được nó. Và cái vỏ của nó từ xưa nay vẫn thế là phải lập tổ chức giả. Phải có những tổ chức nào không phải là Cộng sản thì nó phải chui vào để chiếm lĩnh. Tôi đã chứng minh trong bài viết rồi.



             Bây giờ tôi xin nói khẩu khí của Nguyễn Khắc Toàn. Chính ra tôi không cần nói nhiều mà tôi chỉ nói trong bài ông (TT) phỏng vấn để đủ biết quan điểm của Nguyễn Khắc Toàn là người như thế nào. Đối với Nguyễn Khắc Toàn là Trần Độ giống như Phan Chu Trinh. Đấy là cái ví von sai. Giống như kiểu Trần Khuê ví thằng Hồ Chí Minh với lại Đức Thánh Tổ Hùng Vương. Đấy là cái sai của Nguyễn Khắc Toàn. Thôi thì cái đó tạm tha thứ cho vì sự dốt nát về lý luận, về lịch sử. Nhưng đến cái câu Nguyễn Khắc Toàn nói: nhân dân Việt Nam hèn như thỏ đế!”, thì cái đó ông có thể nghĩ ra như thế nào? Rồi cũng không cần biết cái gì cả mà tuyên bố thẳng thừng là: “chúng tôi hai mươi mấy người dám ăn, dám nói, còn nhân dân Việt Nam hèn như thỏ đế! Vì thế chúng tôi là đại diện cho dân tộc Việt Nam, đại diện cho nền dân chủ non trẻ của Việt Nam”.Ông thấy không. Tức là con người nó Láo tới mức độ mà dám tự nhận mình là dân chủ. Nhưng nó còn ghê tởm hơn nữa là ở chỗ này. Một người nói là đấu tranh cho dân chủ, nói là bị công an lại gát cửa. Cái trò đó, mọi người làm ơn cố nghĩ lại là: Tụi Cộng Sản nó nắm như thế. Tất cả các trò đóng chốt, rồi để cho nói mô bai phôn (điện thoại di động) tha hồ, thoải mái nói. Đó là trong kế hoạch tụi nó cho phép để cho quốc tế đánh bóng lên cho anh. Nếu nó định làm thì đâu có khó khăn. Như Nguyễn Vũ Bình tôi đố ai liên lạc với Nguyễn Vũ Bình. Thì ông thử liên lạc đi xem có nói chuyện được không? Quốc tế can thiệp đấy, có thấy nó thả Nguyễn Vũ Bình không? Thì đấy cũng biết ai là thật, ai là giả. Thì câu này nói “nó để ý đến Nguyễn Khắc Toàn” như thế nào? Nguyễn Khắc Toàn vốn xuất thân là một lính ngụy Cộng sản, thì Nguyễn Khắc Toàn nói câu này mới là nặng nề. Khi người ta phê phán mà phê phán có tính chất xây dựng thì chưa gì là nặng nề cả. Thì Nguyễn Khắc Toàn nói rằng: “Nếu nói phê phán cái kiểu như thế thì 50% mà về đến (tức là về Việt Nam) thì bị xích tay ngay lập tức”. Thì tôi thử hỏi rằng là: Người ta phê phán Nguyễn Khắc Toàn như thế mà người ta về Việt Nam sẽ bị xích tay ngay lập tức. Công an nó tịch thu, nó làm đủ các thứ, nó khám nhà, mà nó (Nguyễn Khắc Toàn) đâu có bị xích tay? Như vậy câu hỏi có phải là “đóng kịch” không? Đây là mới nói thôi, mà người ta bị xích tay thì có hai loại người xích:



1- Là công an xich tay người đã phê phán Nguyễn Khắc Toàn bởi vì làm lộ phải cái cây hình nộm  nó đưa ra, dân chủ cuội đó ra cho nên nó xích tay để cho im mồm, không phê phán Nguyễn Khắc Toàn, không vạch bộ mặt thật Nguyễn Khắc Toàn ra cho hải ngoại, trong nước biết.



2- Là chính Nguyễn Khắc Toàn đích thân xích tay lại thì đích thực Nguyễn Khắc Toàn phải là người của công an mới luôn luôn có sẵn xích để mà xích người. Nó quen cái thói đó rồi, quen xích người nên lúc nào mở mồm ra, động chạm là bị xích tay ngay lập tức. Cho nên cái thái độ chỉ công an mới khinh thường quần chúng, chứ chẳng có ai khinh như thế cả. Thì thái độ đó là thái độ như thế nào?. Đến bây giờ thì chúng ta phải coi chừng cái việc mà chúng ta đề cao Trần Khuê xưa kia. Ông thấy từ đài Chân Trời Mới .v..v... ca ngợi, thổi lên hết lời. Thậm chí những người như Tưởng Năng Tiến chẳng hạn: “kẻ sĩ Bắc Hà số một”, nào là “Sao Khuê”. Bây giờ lòi ra cái bộ mặt chuột của Trần Khuê rồi đấy. Có thấy (Tưởng Năng Tiến) xin lỗi cộng đồng là thôi đóng góp vào chuyện tuyên truyền cho của giả đâu? quảng cáo cho thuốc dzỏm đó. Có thấy ai nói đâu? lờ đi? Bây giờ lại nhảy vào cái trò dzổm này mới nữa. Người ta cảnh cáo cho biết thì lại nói người ta là cực đoan, chụp mũ đủ thứ hết cả. Thậm chí có người đòi vạch đời tư. Đời tư của tôi rất rõ ràng, chẳng có gì dấu diếm hết cả. Rõ như ban ngày. Chẳng là phải ở tỉnh này, tỉnh khác. Suốt cả một đời từ trẻ đến già, đẻ ra ở cái ngôi nhà đó, bị đi tù cũng từ cái ngôi nhà đó, ra tù cũng trở về cái nơi đó, và từ đó ra đi. Chẳng có cái gì là khó khăn cả. Ở tù bao nhiêu người biết. Không phải tù một hai ngày. Ở 10 năm, bị đánh đập, bị làm nhục như thế nào mọi người biết. Bệnh tật như thế nào thì mọi người biết cả. Mà những người đó không phải là người ở miền Bắc, mà là những người ở miền Nam. Tức là trong quân dân cán chính của miền Nam Việt Nam. Thì ông đã nhận rất nhiều điện thoại của những người đó rồi từ khi ông tham gia cùng với VOV (đài phát thanh) Bây giờ VOV có nhận rồi. Bây giờ tôi khỏi nói những chuyện tôi không muốn nói nhiều.



            Bây giờ xin nói đến chi tiết (hôm trước nói gấp quá ông có hỏi) đến nghị định 37 đó. Thì tôi có được một số anh em ở trong nước vì tôi còn giữ được liên lạc với các bạn tôi, và những người đã từng làm việc cho tôi, quen biết tôi. Thì họ lên được trong ngành báo chí và các thứ. Thì xin nói cho biết rằng là họ cho biết hai ý kiến. Ý kiến của tôi họ tán thành, và họ nói nhân dân Việt Nam không có ngu và không có hèn như Nguyễn Khắc Toàn tưởng. Và họ không phải là loại dân trí thấp như kiểu Nguyễn Chí Thiện, Dương Thu Hương, hay một lô người cứ nghĩ rằng dân trí Việt Nam thấp là một điều rất sai lầm. Họ không thấp đâu! Mà bởi vì họ phải sống trong cái chế độ nó tiêu diệt con người, nó không tôn trọng con người. Cho nên người ta phải thu mình để tránh thôi. Bởi vì làm gì có sự bảo vệ của ai? (ý nói các nước bạn), thì họ phải tự bảo vệ họ thôi.



             Nhưng có một điều mọi người không có bao giờ đặt ra: Tất cả đều chống đối bằng những phương pháp của cá nhân mình nghĩ ra. Thí dụ như họ nói: Đi buôn lậu đó là một thứ chống đối, đi phá rừng là một thứ chống đối, học trò không chịu đi học là một thứ chống đối .v..v...Tất cả những thứ đó, thì Cộng sản để thỏa mãn chuyện đó nó đã bắt đầu có những tờ báo của nó ra mà nó không quản lý nổi, vì lòng dân người ta cũng tìm cách. Bởi vì chuyện năm 1975 khó khăn như thế và báo chí chỉ có vài tờ văn nghệ thôi mà nó còn không quản lý nỗi. Bây giờ nó đưa ra được cái ý kiến, thí dụ như Nguyễn Thành Long thì cũng viết nói về thân phận của người phụ nữ trên xã hội mà sau nó cũng cấm. Rồi Nguyễn Tuân viết về tiếng nói, Tờ Hoa chẳng hạn nó cũng cấm. Rồi người ta cũng luồn cái bài Cây Táo Bông Lành để chửi khéo Tố Hữu và sau này nó cấm. Báo Cứu Quốc, Tô Hoài nấp trên cái tên là Hào Hoa phê phán Tố Hữu. Rồi cái chuyện dám gọi Nguyễn Du bằng Anh. Sở dĩ Tô Hoài dám núp tên, dám viết, dám gởi, không gởi cho báo Văn Nghệ, nhưng gởi cho tờ Cứu Quốc tại vì biết rằng trong tờ Cứu Quốc đó, người đở đầu cho tờ Cứu Quốc đó là Xuân Thủy, Bí Thư Trung Ương Đảng, nhưng Xuân Thủy thì cực kỳ ghét thằng Tố Hữu. Do đó nên mới gởi vào đó đăng thì đó là một thứ cạo nhẹ sườn Tố Hữu một tí, mà Tố Hữu không làm gì nỗi. Là vì sau đó Tố Hữu có cho thư ký riêng xuống dưới báo Cứu Quốc và đề nghị phục quyền Tổng Biên Tập (lúc bấy giờ là Nguyễn Tiêu) để cho biết Hào Hoa là ai. Thì Nguyễn Tiêu nói rằng: - “Cái này phải hỏi ý kiến của đồng chí Xuân Thủy, có gì đồng chí trực tiếp sang đồng chí Xuân Thủy hỏi”. Tịt đâu dám sang. Tôi xin bật mí cho biết cái người phê bình đó là Tô Hoài chứ còn ai? Ông còn sống cứ hỏi ông đi. Rất nhiều chuyện đưa lên lắm. Giống như sau này có cả những chuyện đưa ra “cái đêm hôm ấy đêm gì”,đều do sơ hở của nó cả. Báo chí của nó bây giờ rất nhiều như thế.



            Thế nhưng có chuyện nó chủ trương làm mà mọi người không biết được. Thì báo chí của nó không hiểu được ý của thầy. Đó là chuyện chúng ta để ý nhìn thấy trên TiVi, trên báo chí nó bắt đầu quảng cáo những tài tử, phim sếch (sex), chuyện bóng đá, thậm chí tờ báo đảng Cộng sản Việt Nam mà nó cũng đưa chuyện tài tử, các thứ tài tử Đại Hàn, những phim các thứ cũng đưa giới thiệu là tại làm sao? Tại vì bây giờ chúng nó không còn phải núp dưới cái áo cách mạng vô sản như ngày xưa nữa. Bây giờ nó không phải như thế, nó chỉ núp dưới cái áo đó thôi. Bây giờ nó hiện nguyên hình rồi! Nó hiện nguyên hình là lũ Việt Gian. Cho nên, nếu như trước kia nó đưa khẩu hiệu tiêu diệt trí, phú, địa, hào, đào tận gốc tróc tận rễ để cho nó lấy hết của cải, tài sản của người ta. Nó nô lệ hóa, bần cùng hóa toàn dân. Thì bây giờ nó bắt đầu nô lệ hóa, hủ hóa, thoái hóa toàn thể trí óc của những mầm non Việt Nam, để họ trở thành những con người chỉ ham nhục dục, ăn chơi. Tức là bị hướng dẫn bởi những bẫy mồi câu thôi. Vì thế nên có những tờ báo bắt đầu lên án giáo dục và văn nghệ cho nên nó phải chẹt đi. Nhưng còn cái nữa mà các ông ấy góp ý kiến và tôi thấy rất đúng. Chúng nó còn sợ một cái điểm nữa là nó phải liên tiếp ra một cái nghị quyết 127 (mà tôi nói) tức là động tỉnh an ninh. Ở Việt Nam coi như là thiết quân luật nửa vời đấy. Thì bây giờ ra cái này để bố sung thêm cho cái điều nó sợ rằng nếu nó mở cửa thì sẽ có một số của hải ngoại vào. Thì thế nào chắc chắn cũng có những người yêu nước họ sẽ về. Họ góp tiền, họ sẽ làm báo tư nhân, họ mua đài lại họ làm, họ mua giờ đài để làm đấy. Cho nên nó kiên quyết là không cho cá nhân làm, vì nó kinh, nó nói trong nước. Cái này nó ra trước khi Quốc Hội nó thông qua việc nó vào WTO. Ông thấy không? Như vậy cái này nó ra trước rồi, nó chỉ định ngày, rồi lý do nó nói.



Tường Thắng: Trước khi Hoa Kỳ thông qua PNTR cho Cộng Sản Việt Nam, thưa ông Việt Thường.



Việt Thường: Vâng! Cho nên, người ta cho tôi biết rằng: Hiện nay những tờ báo kiểu tờ báo dzỗm của những nhóm dân chủ cuội đó có lẽ chỉ đăng quảng cáo hải ngoại chứ chẳng ma nào đọc hết. Mà không biết hải ngoại có đọc không? Còn trong nước thì không ai thèm đọc hết. Khẳng định nói như vậy rõ ràng: không ai thèm đọc tờ báo đó hết. Người ta chỉ hướng ra hải ngoại thôi. Người ta nghe hải ngoại nhiều. Trong đó đặc biệt là chúng ta phải cẩn thận vì có những đài như đài BBC nhiều khi cũng làm không phải tốt đâu. Đài Á Châu Tự Do trước đây chẳng hạn. Thời kỳ Nguyễn Ngọc Bích còn làm giám đốc cũng đưa nhiều chuyện bê bối lắm chứ không phải là đúng hẳn. Còn nhiều nữa. Chuyện đó thì chúng ta phải lưu ý là làm thế nào cho tiếng nói chân chính của người Việt Nam yêu nước ở hải ngoại được về trong nước và động viên rất nhiều. Thực chất mà tôi đã có chứng minh rồi. Thí dụ Hoằng Hóa bị tụi Tàu Cộng nó giết chết một số ngư phủ thì đó chính là quê của Nguyễn Thanh Giang, tự nhận mình là nhà dân chủ, hải ngoại thổi là nhà cách mạng đại trí tuệ, đại dân chủ nổi tiếng trong cả nước, với nước ngoài mà ngay cái huyện của mình mà Nguyễn Thanh Giang chả cần nhắc đến, chả ai thèm nói câu nào đến Nguyễn Thanh Giang cả? Mà họ lại viết thơ gởi ra hải ngoại kêu gọi. Ông còn nhớ tôi có nói trên VOV. Tôi có nhắc, báo chí hải ngoại thì cũng đăng lá thư đó. Cho nên chúng ta phải lưu ý chuyện này. Tôi biết rằng sẽ có nhiều người bất đồng ý kiến với tôi, chứ không phải là không có. Nhưng mà cái số bất đồng ý kiến so với số nghe tôi, hiểu tôi thì nhiều hơn. Và đặc biệt là tôi nói để trong nước biết. Còn hải ngoại cũng đã bắt đầu có những nhà truyền thông nhìn ra được rồi. Bây giờ chúng ta có một con đường (như hôm trước tôi đã nói đến) là người ta vẫn còn lẫn lộn giữa hai nhân vật là Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Nhưng bây giờ thần tượng Võ Nguyên Giáp bắt đầu lu mờ rồi. Vì vậy cho nên người ta bắt đầu giao động về Hồ Chí Minh thôi. Và trong đây Hồ Chí Minh được xem chẳng là gì, chỉ có một người duy nhất dám nói động đến Hồ Chí Minh đó là nhà văn Trần Khải Thanh Thủy. Còn Dương Thu Hương chưa dám nói đến. Đặc biệt như tụi kia ca ngợi nữa là khác. Thí dụ như Trần Khuê đó là một điển hình, Nguyễn Thanh Giang ca ngợi Trần Độ, mà Trần Độ là đầy tớ của Hồ Chí Minh. Thì chúng ta ca ngợi đày tớ của thằng chủ, mà thằng chủ cấp trên kia. Nếu Trần Độ hai lần anh hùng, thì Hồ Chí Minh trăm lần đại anh hùng. Đâu là anh hùng không thôi.



Tường Thắng: Trần Độ là học trò xuất sắc. Thưa ông Việt Thường.



Việt Thường: Thế còn Nguyễn Khắc Toàn coi Trần Độ ngang với Phan Chu Trinh thì đó là nhất rồi. Tại vì, người mà viết về Cụ Phan Chu Trinh đó là Cụ Huỳnh Thúc Kháng, thì Cụ Huỳnh Thúc Kháng chỉ nói là: “Cụ Phan Chu Trinh là nhà cách mạng duy nhất ở Việt Nam. Còn Phan Bội Châu chỉ là người ái quốc thống thiết”. Vì “cách mạng” khác, “yêu nước” khác. Hai cái đó khác cho nên đừng lẫn lộn nhà cách mạng với nhà yêu nước. Thì đấy là ngày hôm nay tôi xin trình bày cái đó.



            Và bây giờ xin trã lời cái hôm trước mà tôi còn thiếu. Người ta hỏi tôi tại sao Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa như vậy mà tôi vẫn cứ tôn vinh, đề cao lên để làm cái gì? Mục đích của tôi là chỉ ao ước chúng ta phải làm như thế nào loại bỏ được tụi Việt Gian Cộng sản. Loại bỏ đây không có nghĩa là giết chết hết chúng nó đi, mà làm cho họ giống như là cải đạo. Họ phải thực sự thấy được giai đoạn họ bước ra khỏi đảng, đứng cùng chung hàng ngũ với toàn dân để tiêu diệt loại đầu sỏ có tội, có ý thức hẳn hoi những tên Việt Gian đầu sỏ đấy. Ngay chuyện bán đất, bán biển đảng viên tụi nó có thấy đứa nào lên tiếng đâu? Nó chỉ có im thôi. Như vậy thì sự câm lặng trong đảng là không có được. Thế là anh đồng lõa. Bây giờ anh ra khỏi đảng đi thì anh không dính vào cái tội Việt Gian đó nữa. Muốn như thế thì anh làm việc là anh phải vạch trần tội của Hồ Chí Minh ra, đảng Việt Gian ra. Đó là việc chúng ta làm chính.



            Còn việc dựa vào Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại làm sao? Bây giờ chúng ta nghĩ xem là: Từ khi bắt đầu có cuộc gọi là vạch mặt tụi Việt Gian Cộng Sản xâm lược, tay sai cho Nga Sô, Tàu cộng thì ai làm việc đó? Đó là những người tiền thân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đó là những người đã đứng dưới cờ của Quốc Trưởng Bảo Đại và để sau này trở thành nước Việt Nam Cộng Hòa, thì Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong đó có những người như tướng Phạm Văn Phú chẳng hạn, nhưng Nguyễn Bảo Trị, kể cả Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ .v..v...Tất cả những người đó đâu phải là không có mặt trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau này, tuy rằng họ có thế nào chăng nữa, thì cũng vẫn là những lực lượng Việt Nam Cộng Hòa làm nhiệm vụ đó. Còn bây giờ hỏi xem là có lực lượng nào chống Việt Gian Cộng sản thật sự không? Hay là chỉ khua trống đi theo thôi?  Công thương à? Công nhân à? Nông dân à? Cho nên Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa họ đã bỏ xương máu của mình. Cho đến bây giờ thì vẫn là những người của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thương phế binh còn bị thiệt thòi trong nước. Và những ngôi mộ của các tử sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bị chúng nó gạt bỏ, san bằng. Đó là thiệt thòi. Cũng là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lại bị đi tù lâu dài nhất, tiêu hao sức khỏe, chết dần, chết mòn rồi ra hải ngoại này. Cho nên chúng nó rất sợ! Không bao giờ nó muốn cái lực lượng đó hợp nhất lại được. Vì vậy nó cho những thằng tay sai tung tin này, tung tin nọ, nói này, nói khác. Khi thì nói quân đội không được làm chính trị. Tại sao quân đội không được làm chính trị? Quân đội là biểu hiện sự căng thẳng nhất của việc giải quyết chính trị.



            Câu hỏi thứ hai. Họ ví những bài viết, bài nói chuyện của tôi là thiếu văn hóa, không có văn hóa. Họ rất lầm! Tại vì quan niệm khác nhau thôi. Thứ nhất, tôi bắt chước tiền nhân của tôi khi đánh xâm lược. Chúng ta hãy giở lại xem vua Nhà Trần gọi bác ruột mình là Trần Ích Tắc, kẻ phản quốc là: “quân cẩu trệ!”, tức là đồ chó má!, thì như vậy có văn hóa không?. Nhất là thời kỳ đó Khổng Nho được đề cao. Gọi bác ruột là đồ chó má! mà còn định đưa đi giết. Rồi những vị sau này từ vị Phan Bội Châu, Phan Đình Phùng, đến Hoàng Hoa Thám, Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết để nói về quân thù, kẻ thù xâm lược như thế nào? Gọi là ông à? Cho nên bây giờ chúng ta chỉ còn có một mặt trận duy nhất, chúng ta không có bắn súng, nhưng chúng ta phải coi ngòi bút là súng, những câu chữ của chúng ta là đạn, bắn vào đầu kể địch. Ông (TT) có bao giờ ra trận mà ông đứng ông nói rằng: Thưa quí ông, ông làm ơn giơ hai tay lên để cho tôi đến tôi sẽ trói quí ông đưa về làm tù binh à?.Ông sẽ nói như thế nào? Đó là cách họ mượn chữ gọi là vô văn hóa, thiếu lễ độ v..v.. để che đậy cái sự hèn nhát của mình thôi. Ai hỏi các ông đi tù trại Cộng sản xem các ông đấy nói vô văn hóa không ? Mấy thằng ranh con công an 18, 19, 20 tuổi thì nó gọi những người tù đáng bằng tuổi cha chú của chúng nó là gì?. Ông cứ gọi điện thoại hỏi Cụ Nguyễn Đại Thắng ở Virginia (tôi có số điện thoại Cụ để liên lạc), Cụ ấy lúc bấy giờ gần 70 tuổi, thằng ranh con 17 tuổi nó gọi Cụ (xin lỗi tôi nói) “Đ M thằng già”, nó chửi như thế đó. Nhưng trong khi đó anh em tù gọi như thế nào? Anh em tù trước mặt thì không nói gì nhưng sau lưng thì khi nói chuyện về tụi công an, chưa có người nào gọi là ông công an này, ông công an nọ, mà gọi là“mấy thằng chèo, mấy thằng bồi bàn”! Như thế cũng là vô văn hóa à?



            Cho nên chẳng qua là cái trò (nói tôi thiếu văn hóa) đó là của mấy anh “đi đêm” thôi. Bây giờ anh sợ nó. Con mèo nó ăn vụng một con cá con thì là đánh đuổi, nhưng con cọp vào khuân được con lợn, mà còn thờ nó là “ông ba mươi”. Không dám động đến. Đấy là chẳng qua là hèn thôi. Đứng trước con cọp sợ nó ăn thịt mình thì phải lạy nó là “ông ba mươi” không tiếc con lợn bị bắt, để cho “ông” ăn đi. Có nhiều nơi lại mang heo lại trói cúng con cọp nữa khác. Nhưng con mèo thì đánh lấy, đánh để, đánh chết. Mặc dù nó bắt được cả hàng trăm con chuột, nhưng nó ăn vụng có con cá thì đánh chết nó. Cho nên, đây là lối nói của kẻ hèn!Trong vụ án Năm Cam đó xem? “Tên Năm Cam, thằng Năm Cam”. Ít ra Năm Cam nó cũng phá hoại đảng Cộng sản Việt Gian. Nó làm cho lộ bộ mặt bẩn thỉu của chúng nó ra cả ngành tòa án, cả công an. Còn hải ngoại này làm được cái gì? Thằng Phan Văn Khải sang đây, thằng Nguyễn Tấn Dũng sang đây: “Thủ Tướng Phan Văn Khải. Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng!”, nó là thủ tướng của các ông đó à? ông được bầu ở Quốc Hội của nó à? Nhưng tôi thì bao giờ vẫn thế. Ai nói gì nói! Tôi vẫn dùng ngòi bút của tôi. Vì tôi không cầm súng nữa! Tôi có giới hạn. Bây giờ tình hình hiện nay không cho phép dùng súng nữa! tôi cứ bút tôi, tôi bắn! anh dù là cố tình hay không cố tình. Anh mặc áo lính ngụy Cộng Sản vào thì tôi vẫn bắn vào anh, dù rằng anh bị nó cưỡng bức. Nhưng nếu anh cởi bỏ áo thì tôi không bắn anh, còn anh vẫn đứng trong hàng ngũ nó thì tôi vẫn bắn anh như thường.



            Cho nên, đó là cái lý do khi tôi phê phán Minh Võ nặng lời như vậy. Nhưng đối với tôi, tôi coi không nặng lời. Có nói như thế thì ông (Minh Võ) mới nhớ lâu, và những kẻ khác cũng vậy thôi. Có thể là bạn tôi được trong lĩnh vực bình thường. Nhưng khi lên bút chiến, ra đi đánh trận nếu là anh em, nhưng khi nhìn thấy nhau lại phải bắn nhau như thường. Mình không bắn thì cái thằng đứng cạnh, người họ hàng chính họ cũng bắn mình. Lúc bắn thì không làm sao phân biệt được nữa? Tốt nhất là anh đừng có dính vào đó. Bây giờ còn mang cái lối nói: Tại sao tôi nói đúng, tôi nói sai, bắt bẻ chuyện tôi không gọi “ông” mà tôi gọi “thằng”.



Tường Thắng: Ở đây Tường Thắng cũng xin được nói thêm là mỗi lần ông nhắc đến VOV, thì có một số thính giả ở nước ngoài, cũng như ở ngoài vùng Quận Cam của California thì không biết VOV có chương trình phát thanh có mặt tại vùng Quận Cam này cũng gần 15 năm. Bắt đầu từ năm 1994 cho đến giờ. Và ông Việt Thường đã cộng tác với chương trình phát thanh của VOV từ khoảng chừng 4 năm phải không ông Việt Thường? Nhiều khi có lúc nghe ông Việt Thường nói VOV, đó là chương trình phát thanh trên làn sóng của radio (VOV tên là Voice of Vietnamese), chứ không phải là VOV kiểu của Cộng sản Việt Nam (Voice of Việt Nam).



Việt Thường: Có lẽ là cũng gần hết giờ. Tôi xin nói một giai thoại. Ông có thấy cần không?



Tường Thắng: Dạ thưa , xin mời ông Việt Thường. 



Việt Thường: Tôi xin phép hôm nay nói một giai thoại về Trần Dần.



Tường Thắng: “Tôi đi không thấy phố thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ.” Có phải tác giả bài đó không ạ?



Việt Thường: Vâng, tác giả bài đó. Sở dĩ tôi nói là kết hợp để trả lời một số đọc giả, thính giả ở Pháp và ở Thụy sĩ, ở bên Bỉ và ở bên Đức, hình như canada cũng có. Tôi có một xấp email người ta gởi tới. Thì các vị có nói là các vị mới đọc bài của Luật Sư Nguyễn Văn Chức với cái tên là “Nguyễn Chí Thiện và Hoa Địa Ngục?” đăng ở cái web Tin Paris, ở một số nơi nữa, thì có trích dẫn lời của ông Lê Hồng Long, hình như là chủ bút của tạp chí Thời Mới. Có nói là trong kỳ phỏng vấn Nguyễn Chí Thiện, khi người ta hỏi đến vụ “Nhân Văn Giai Phẩm”. Thì ông Nguyễn Chí Thiện nói là Nhân Văn Giai Phẩm có ai bị làm sao đâu? Chỉ có mỗi Phùng Cung đi tù là do Trần Dần và Lê Đạt tố giác. Còn chả có ai bị việc gì cả! Còn Nguyễn Hữu Đang và Thụy An bị đi tù vì đó là hai người đó làm gián điệp. “Tội danh là gián điệp” mới bị đi tù thôi, chứ còn Nhân Văn Giai Phẩm không làm sao hết. Chuyện này tôi chưa có cái bài (của Ls Chức) đó trong tay. Đây là ý kiến hỏi thì tôi xin nói:



            1- (Theo tôi được biết) Xin nói rõ rằng là ngay cả ông Trần Đức Thảo cũng phải bị đi, nó không gọi là tù, nhưng bị đi cải tạo lao động ở Ba Vì, chăn bò ở Ba Vì. Giáo sư thạc sĩ Trần Đức Thảo chăn bò ở Ba Vì.Ông Nguyễn Mạnh Tường thì còn khổ hơn những nhà, gọi là nhà dân chủ hiện nay vẫn được tự do đi nơi này nơi khác, tự do bị giám sát vẫn tự do bay từ Sài Gòn ra Hà Nội, bay từ Hà Nội đi Sài Gòn, còn đi chơi búa xua cả thể. Còn ông Nguyễn Mạnh Tường chỉ ở trong nhà thôi và bán giấy cũ. Nhưng có một điều là không biết có điểm xấu hổ không. Ông có ít ngày đó là cái số vô tam bạc hổ, là hồi đó ông còn có cái bơm để bơm xe đạp nữa. Kiếm mấy xu rất là khổ sở trong suốt nhiều năm. Thì lúc bấy giờ chưa có nghị quyết 31, nhưng ông đã bị coi giam hãm trong nhà như nhà tù, ông chẳng có đi đâu. Ông dạy học trò, mấy người học tiếng Pháp thì cũng bị nó đến nó làm vậy thì ông cũng không dám dạy nữa. Ông bán sách cũ của ông để mà sống. Nhiều khi gọi là sống đói, ăn chắc có khi một ngày một bửa ăn. Còn tất cả người khác, kể cả bản thân Trần Dần cũng bị đưa đi Tù cải tạo ở Sơn La, rồi Trần Lê Văn còn sống, hỏi thử xem? Đưa về làm nhân viên quét dọn Ty Văn Hóa Hà Tây. Lê Bầu bị đưa dọn dẹp ở đền Ngọc Sơn, Lê Bầu là người dọn dẹp quét rác đền Ngọc Sơn. Cụ Phan Khôi chả đã bị đi tù là gì? Nguyễn Bính thì bị đưa về quê hương bản quán. Nhiều người khác nữa. Nhưng mà trong số đi tù không phải chỉ có bà Thụy An, Nguyễn Hữu Đang như Nguyễn Chí Thiện nói. Trong đó có cả Phan Tại là chủ của một đoàn kịch, ông (tôi quên tên) là chủ nhà xuất bản Minh Đức. Theo tôi biết có những người ở tù đã lâu, tù dài hạn 15 năm. Các ông có làm gián điệp hay không? có nhiều người nói kể cả Phùng Quán viết bài về Nguyễn Hữu Đang. Thì xin nói là không có cái chuyện Trần Dần tố giác. Chắc là tại vì Nguyễn Chí Thiện có cái ảnh đi tù về chụp chung với Phùng Cung. Không biết có nghe Phùng Cung nói thế nào thì không biết, đề cao lên thì nói vậy. Đâu phải chỉ có mình Phùng Cung mới bị đi tù, nhất là chuyện Phùng Cung thì chẳng có gì ghê gớm lắm. Chuyện "Con Ngựa Già Chúa Trịnh", so với bài của Lê Đạt viết, "Ông Bình Vôi" là thơ của cụ (Phan Khôi) viết còn nặng n hơn. "Ông Năm Chuột" của Cụ Phan Khôi còn hơn rất nhiều. Cho nên, tôi chỉ nói về Trần Dần thôi.



            Ngày tôi đi tù về, ông Trần Dần nghe thấy (mặc dù ông bị liệt, chống gậy). Anh em trợ cấp tiền để ông đi vào Nam, và ông đã gặp tôi. Thì sở dĩ có cái ưu ái giữa ông ấy với tôi là vì có một giai đoạn mà ông ấy khổ cực nhất, thì tôi là một trong những người (trong đó có cả Dương Tường bây giờ đang sống ở Hà Nội) hay giúp đỡ ông. Giúp bằng cách thứ nhất là an ủi ông, thứ hai tôi là người đi tìm tài liệu dịch cho ông dịch. Có phải đổi tên người khác cho ông dịch để ông có thể sống qua ngày được. Có cái đối với ông quí là vì thường thường nhà xuất bản nó đưa dịch chỉ có 4 ½ đồng chỉ độ ăn ba tô bún, là một ngàn chữ. Nhưng tôi quen mấy nhà xuất bản, mấy viện nghiên cứu dịch, thì tôi lấy sách dịch về thì nó trả 7 đồng cơ ! tức là gần gấp đôi. Hai nữa là nó còn đếm chữ “lậu” cho như là 800 chữ thì gọi là 1000 chữ, nhiều khi 750 chữ cũng tính là 1000 chữ. Cứ như thế nhân lên. Thì ông cũng được, đó là cái lý do. Đó là những cái tốt. Trong khi đó có nhiều anh em khác tôi cũng giúp đỡ. Thí dụ như nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí chẳng hạn cũng bị coi là "Nhân Văn Giai Phẩm" đấy! Thì cũng khó khăn, thì chính tôi vì quen với Cụ Cao Viên Điễn, tức trước kia là Phó Đoàn Tổng Cục Chính Trị, mà Đỗ Nhận là trưởng đoàn. Trước đó nữa là Hoàng Cầm. Thì ông Cao Viên Điễn là giám đốc trường Nghệ Thuật Sân Khấu, thì ông đó là trưởng đoàn Chèo. Do tôi nói, ông đó thường thuê Nguyễn Văn Tí để viết nhạc chèo cho cái đoàn của ông. Nhưng đến khi tôi đi tù về thì Nguyễn Văn Tí ngồi uống cà phê nhìn thấy tôi, lờ đi không thèm hỏi. Coi như là phản cách mạng. Vì hơn nữa sau này Nguyễn Văn Tí được phục hồi đi các trại tù để nói chuyện cho công an nghe. Trong khi đó Trần Dần từ Hà Nội đi vào gặp tôi. Thì khi gặp tôi, ông ôm tôi, khi ăn cơm ông có nói với tôi là: “mình được cởi mũ rồi, nhưng mà thơ của mình vẫn còn bị trói”. Cởi mũ là được coi không phải là “có tội” nửa. Thì tôi hỏi câu chuyện như thế nào? Thế họ tổ chức như thế nào? Thì ông nói là:



            - Tổ chức cái gì đâu? Cái thằng Nguyễn Đình Thi nó đến nó gọi nó nói cho biết là từ đây trở đi các anh được viết lách, được in. Những tác phẩm sẽ được in. Thế tôi hỏi:

            - Có viết lách những cái mới có được không?

Nguyễn Đình Thi nói là:

            - Được.

Tôi lại hỏi:

            - Có thật không?

anh bảo:

            - Thật.

Tôi nói:

            - Anh không có láo chứ?

            - Không! Sao có thể nói láo được. Lệnh của trung ương.

Trần Dần nói:

            - Vậy thì tôi chẳng có cái gì dài. Tôi bây giờ thì thôi chả làm trường ca nữa, mà tôi làm thơ Mini.

Nguyễn Đình Thi hỏi:

            -  Thơ Mini là cái gì?

            - Bây giờ tôi nhìn thấy nó có váy Mini, nên tôi làm thơ Mini. Váy ngắn thì thơ này ngắn. Nó chỉ có hai câu một bài thôi. Như thế có được không?

Nguyễn Đình Thi bảo:

            - Anh thử đọc thử cho tôi nghe như thế nào?

Trần Dần mới đọc:

            - Đây tôi mới có một bài cái ý như thế này, nhưng nó chưa hoàn chỉnh. Nhưng mà tôi mới nghĩ ra như thế thôi. Cái nội dung nó đại khái như thế, anh có cho phép đăng không?



            * - Tôi khóc cho những người không có chân trời.

            * - Và khóc cho chân trời không có người.



Nghe xong hai câu đó thì Nguyễn Đình Thi đứng lặng im, không nói gì hết cả. Thì Trần Dần lên giọng:

            - Thế nào? có đăng được không?

 Nguyễn Đình Thi nói là:

            -Anh hãy tự hỏi anh xem có đăng được không? có nên đăng như thế không?

            - À! thế là tôi hiểu rồi! Tức là tôi thì được tháo bụng. Nhưng thơ tôi thì vẫn còn bị trói.



            Để khóc cho những người không có chân trời thì coi như là nước Việt Nam chẳng ai có tương lai cả. Khóc cho chân trời không có người thì giống như Việt Nam không có người chỉ toàn lũ thú cả. (cười) Sau đó, ông đưa cho tôi một tập. Thì ông có ký tặng và ông nói tìm cách nào mà in cho ông ấy được. Lúc ra thì tôi có nhờ nói ông Huỳnh Thành Vị mới ra tù thì cũng thân với tôi. Ông Huỳnh Thành Vị cố định chạy tiền để in. Nhưng mà tôi bảo thôi. Nếu in là tôi với ông cũng bị chết luôn. Là vì nhà in Cộng sản bây giờ dấu in của ông Trần Dần là chết rồi. Trần Dần cũng nói là thôi đừng in. Đưa ông là khi nào ông quen ai ở nước ngoài về thì gởi cho người ta. Nhưng mà đến ngày tôi đi chỉ được mặc một bộ đồ trên người, không dám mặc cái gì hơn, không dám cầm cái gì đi hết. Đấy là câu chuyện Trần Dần. Cho nên là xin cải chính lại Trần Dần chính là con người rất là kiên cường, không có hề tố giác ai cả. Ông có lẽ là người sống đàng hoàng nhất trong tất cả những anh em trong Nhân Văn Giai Phẩm. Không nói năng, không viết, không ca ngợi gì hết. Chỉ hát với lại đàn. Khác với người khác sau khi được tha, được đi Pháp về, được viết Trường ca Hồ Chí Minh, ca ngợi Hồ Chí Minh.



Tường Thắng: Dạ vâng! Cám ơn ông Việt Thường rất nhiều đã dành nói chuyện ngày hôm nay cho quí thính giả của vietnamexodus, và xin hẹn ông vào chủ nhật này.



Việt Thường: Dạ vâng! Kính chào ông Tường Thắng, kính chào quí vị thính giả.
***

Bài tham khảo của cụ Phan Khôi :
Trên báo Thần chung, Sài Gòn, số 98 (17.5.1929)


Cách mạng giả

Phan Khôi

Thế giới bất cứ nước nào, hễ đã là nước bị đè nén, thì những người cách mạng tất được nhân dân yêu thương và kính mến. 

Vì rằng những người cách mạng là những người đã hao tâm huyết, mòn trí não, chẳng quản đắng cay cực khổ, đặng tìm cách mà cứu dân ra khỏi vòng lửa nóng nước sôi. Như vậy, biểu nhân dân không hoan nghinh sao được? 

Song ở trên đời, chẳng có vật chi mà không có thứ giả; mà càng những vật quý mắc, nhiều người ưa chuộng, thì thứ giả càng nhiều. Cũng vì nhân dân mấy nước bị áp bách hay hoan nghinh những nhà cách mạng, cho nên những kẻ gian ngoan quỷ quyệt thường hay mượn con đường cách mạng đặng làm cái thang làm giàu làm sang. Như ở nước Tàu, từ hồi có phong trào cách mạng đến nay, hạng cách mạng thiệt cũng nhiều, mà hạng cách mạng giả cũng chẳng ít. 

Nhơn đọc báo Tàu thấy có bài "Ngụy cách mạng" nói về sự cách mạng giả nhiều chỗ lý thú, tuy rằng bài nầy cũng vì hồi nầy các nhà đại cách mạng của Tàu đánh lộn lung tung mà viết ra, nhưng mà rất nhằm với sự thiệt; bài đó đại ý như vầy: 

"Bọn quân phiệt mới trước khi tội ác chưa tỏ, họ cũng mở miệng thì chê kẻ khác là cách mạng giả, tự nhận mình là cách mạng thiệt. Vì rằng nếu họ không dùng cái thủ đoạn ấy đặng bài trừ thế lực của phe phản đối với mình, thì không được dân chúng tin cậy. Cái vở tuồng đó đã diễn nhiều lần rồi, đó cũng như tiệm bán thuốc làm quảng cáo, thường thường hay nói "Mới có bọn vô sỉ, giả mạo dấu hiệu của bổn hiệu..." Kỳ thiệt thì chẳng có kẻ nào giả mạo, vì rằng kẻ nào cũng như kẻ nào. 

Những kẻ cách mạng giả dối họ cũng khéo làm quảng cáo lắm, khéo hơn những tiệm bán thuốc kia nhiều. Vì thế mà trước khi cái dã tâm của họ chưa phát hiện ra thì nhân dân rất dễ bị gạt. 

Muốn khỏi bị gạt thì nên xét rằng: Nếu là người cách mạng thiệt, thì tất nhiên quên hết sanh mạng, tài lợi, hạnh phước, danh dự và những việc riêng của mình, vì họ thương sanh mạng của dân cho nên họ phải quên sanh mạng của họ, vì họ trọng hạnh phúc của dân cho nên họ hy sanh hạnh phúc của họ; vì họ bị thời thế thúc giục, bị lương tâm bắt buộc, cho nên lúc nào cũng ra sức đánh nhau với hoàn cảnh. Như vậy là cách mạng thiệt, trái lại thì là cách mạng giả..." 


Cách xét đoán như vầy tuy cũng có khi phân biệt được kẻ thiệt người giả. Song mà ở đời nhiều nỗi "chẳng dè" thường thường làm cho người ta không thể giữ sau như trước, cũng có người thiệt là cách mạng thiệt, nhưng hoặc vì công việc khổ cực mà ngã lòng, hoặc vì cái mồi giàu sang nó quyến dỗ mà phải đổi chí, rồi tự nhiên vui lòng mà làm người cách mạng giả. 

Đối với thứ cách mạng nầy thì trong bài đó thí dụ như vầy: 

“Xưa có một vị thầy chùa rất đắc đạo, ngày ngày ăn chay niệm phật, khuyên người chừa sát sanh. Một bữa vị thầy chùa đó cùng mấy đồ đệ dong ngoài chùa, thấy có con ếch nhỏ, thầy chắp tay niệm ‘A di đà phật’ và cung kính mà đi qua. Đi một quãng gặp con ếch lớn, thầy liền biểu đồ đệ mau mau bắt về hầm măng. Đồ đệ hỏi vì sao lúc nầy lại sát sanh, thì thầy đáp lại: ‘Tụng kinh phải cắt nghĩa cho thông hoạt. Ta chừa sát sanh, nghĩa là không sát những sanh vật không dùng gì được mà thôi. Con ếch này vừa béo vừa lớn, tha sao được mà chẳng sát’. 
Ấy cái tâm lý của những nhà đại cách mạng gần nay, đại khái phần nhiều như thế.” 


Những câu đó tuy họ nói riêng về nhân vật của Tàu, mà tuồng như cũng hạp với nhiều nhân vật Đại Việt Nam nhà ta. 

Kể từ khi nổi lên phong trào cách mạng đến nay, Đại Việt Nam nhà ta đã có nhiều ông cách mạng về kiểu "thầy chùa bắt ếch", có người vì cách mạng mà chức trọng quyền cao, có người vì cách mạng mà lắm tiền nhiều ruộng; ngọc đã hỗn hào, vàng thau lộn xộn, nhân dân không biết tin ai ngờ ai? Thiệt là sự đáng buồn mà đáng giận. 

Thần chung, Sài Gòn, số 98 (17.5.1929)


Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen