Việt Thường
Bài 4
Xin nói tiếp về âm mưu trong “cải cách ruộng đất” của
họ Hồ.
Giờ ta thử hỏi: Tại sao Hồ không dựa vào “chính
quyền” xã và tổ chức “đảng” của Hồ ở xã, mà lại dựa vào cái gọi là “rễ”?
Nên nhớ bọn gọi là “rễ” này gần như không tham gia tích cực vào cuộc
kháng chiến chống Pháp. Nếu có thì cũng chỉ làm những thứ vụn vặt. Bọn chúng
đều không có học, có đứa tuổi chỉ độ 15, 16 trở lên, không nghề nghiệp rõ ràng.
Hầu như toàn bộ bọn chúng là “lưu manh” ở làng xã. Chúng hoàn toàn bị
chi phối bởi cái dạ dày, nghĩa là có ăn thì bảo giết bố mẹ của chúng, chúng
cũng làm. Thực ra bọn gọi là “rễ” chính là thành phần “vô sản lưu
manh” ở nông thôn Việt Nam. Đối với chúng, cái gọi là đạo đức hay lý tưởng
là những món hàng cực kỳ xa xỉ.
Xin trả lời:
1- Hồ không thể dựa vào chính quyền ở xã, vì cái chính
quyền ấy là một tế bào của Chính phủ Liên hiệp đa đảng. Quyền lợi của nhân sự
trong cái chính quyền ấy gắn liền với quyền lợi của nhân dân toàn xã. Đấy là
động lực khiến họ tham gia có hiệu quả công cuộc kháng chiến chống Pháp. Cái
chính quyền ở xã thời đó cũng là tập hợp những cá nhân và đảng phái không cộng
sản (như Dân chủ, thậm chí cả VNQDĐ) để thực hiện chủ trương chống Pháp, đem
lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho toàn dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Chính
phủ Liên hiệp đa đảng do Quốc hội Khóa 1 bầu ra.
Xin lưu ý rằng ngay khi bước vào cuộc kháng chiến
chống Pháp, Hồ đã ma giáo cho khai tử Mặt trận Việt Minh và thay
thế bằng cái gọi là Mặt trận Liên Việt. Đó là âm mưu của Hồ muốn
xóa bỏ công khai sáng tổ chức mặt trận của các cụ Hồ Học Lãm, Nguyễn Hải Thần,
Vũ Hồng Khanh v.v… Mặt trận Liên Việt là do Hồ sáng lập, là công cụ quá độ để
Hồ tiến tới cái gọi là chuyên chính vô sản – mà nội dung thực sự là thiết lập
sự cai trị trọn vẹn của bộ máy cầm quyền thực dân đỏ. Từ Việt Minh tiến tới
Liên Việt là bước đầu Hồ khéo léo loại bỏ các đảng VNQDĐ và Việt Cách (của cụ
Nguyễn Hải Thần). Đó là hai đối thủ nặng ký nhất mà Hồ ngán, chỉ còn lại hai
đảng Dân chủ và Xã hội là hai tổ chức mà Hồ đã cấy được nội gián vào,
thí dụ: như Cù huy Cận, Trần đăng Khoa ở đảng Dân chủ; Hoàng minh Giám, Đỗ xuân
Sảng ở đảng Xã hội.
Cho nên, nếu dựa vào chính quyền xã thì làm sao Hồ có
thể làm sai luật cải cách ruộng đất, biến nó thành biện pháp đảo chính không lộ
mặt cái Chính phủ Liên hiệp đa đảng được.
2- Hồ cũng không thể dựa vào tổ chức của cái gọi là
“đảng Lao động” (tức cộng sản) được, vì:
a) phần lớn chịu ảnh hưởng của nhóm Trường Chinh, Lê
văn Lương, Hoàng quốc Việt;
b) nhưng quan trọng nhất là đa số đảng viên thời đó
của cái gọi là đảng Lao động, là do bị Hồ lừa bằng cái bánh vẽ: “vào tổ
chức để đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, tự do, hạnh phúc” chứ
không phải vì chủ nghĩa cộng sản (tức thực dân đỏ). Họ gia nhập lúc Hồ “mở rộng
cửa đảng”. Tóm lại, họ là những đảng viên bị Hồ lừa (chứ không phải là loại “cộng
sản theo con đường của ông (tức Hồ)” như Lữ Phương viết). Họ là những người
yêu nước thực sự, cho nên tất nhiên họ cũng là đối tượng để tên Việt gian chính
hiệu Hồ chí Minh thủ tiêu, ngõ hầu mới có thể áp đặt chủ nghĩa thực dân đỏ.
Đó là lý do Hồ chí Minh phải dựa vào “rễ” để
làm cái mà Hồ khoái chí gọi là: “Cuộc cách mạng long trời lở đất ở nông
thôn Việt Nam.” Đúng vậy, vì trong lịch sử Việt Nam, chưa bao giờ có kẻ
nào, lực lượng nào – kể cả phong kiến phương Bắc lẫn thực dân Pháp – làm được
cái việc là gài mồi “yêu nước” để cho vào bẫy gần như trọn vẹn những
người yêu nước mà tiêu diệt về thể xác, về tinh thần hoăc cả hai.
Thế là, cán bộ đội cải cách cùng với “rễ” nắm
trọn mọi quyền hành trong xã. Bọn chúng có trách nhiệm chọn ra 5% dân số bị qui
tội danh là: “địa chủ, cường hào gian ác có nợ máu, phản động đội lốt tôn
giáo và các đảng phái phản động trèo cao, nằm sâu trong chính quyền và đảng
(tức đảng Lao động).” Với cái tội danh mơ hồ đó, bất cứ ai cũng có thể bị
gán tội được cả. Vì thế mà hầu như ở xã nào các chủ tịch, phó chủ tịch xã,
trưởng công an xã, bí thư và chi ủy viên (đảng Lao động), các đảng viên dân
chủ, những người xưa có cảm tình với VNQDĐ, có ảnh liệt sĩ Nguyễn Thái Học; có
biết chút tiếng Pháp; có quan hệ họ hàng ở tỉnh, thành; các linh mục công giáo;
các sư, sãi có uy tín trong dân v.v… đều bị kết tội.
Các tòa án cải cách ruộng đất được gọi là “tòa án nhân
dân”. Chánh án tất nhiên là “rễ”, đã vô học, lưu manh, nhiều khi mới 15,
16 tuổi, vậy mà dám tuyên án tử hình tại chỗ, tịch thu toàn bộ tài sản, bỏ tù
hoặc quản chế cái chỉ tiêu 5% của Hồ đề ra.
Qua cải cách ruộng đất của Hồ, bộ mặt nông thôn Việt
Nam có diện mạo mới rất đặc biệt mà chưa từng nhen nhúm, hình thành trong lịch
sử dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam ta. Đó là:
1- Một bộ máy cai trị mà những chức vụ chủ chốt như
chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký ủy ban v.v…; trưởng và phó công an xã; xã đội
trưởng; chủ tịch nông hội, chủ tịch mặt trận; chủ tịch phụ nữ v.v… đều là “đảng
viên Lao động” (tức “cộng sản” đã qua thanh lọc hoặc mới được kết nạp);
2- Một tổ chức hoàn toàn mới của cái gọi là “đảng Lao
động (tức cộng sản)”. Nghĩa là hoàn toàn không còn những người tưởng rằng vào
đảng “để được góp phần chống thực dân Pháp”. Trong “đảng” là loại xuất thân từ
vô sản lưu manh, trộm cắp, lười lao động, không biết chuyên môn gì – kể cả nghề
nông. Chúng được lôi vào “đảng” vì có công tố láo, giết người cùng làng; vì
được hứa chia quả thực, cho vị trí cầm quyền. Chúng một lòng một dạ đi theo Hồ,
nguyện là người học trò trung thành của Hồ và phấn đấu vì sự nghiệp của Hồ. Chỉ có vậy thôi.
3- Bước một trong kế hoạch làm cho nông thôn Việt Nam
(cả nhân lực, tài lực) trở thành tài sản của Hồ (nghĩa là của thực dân đỏ mà Hồ
là người đại diện). Gọi là bước một vì tài sản ở nông thôn được chia cho “rễ”, tạm thời quản lý. Phải chờ đến
bước hai, tức là hợp tác hóa, thì Hồ mới tước lại tài sản từ trong tay các “rễ”.
Chính thời gian này mà ra đời các cụm từ: “ruộng đất cụ Hồ”; “gạo cụ Hồ”; “dân
cụ Hồ”; thậm chí cả “hạt muối cụ Hồ” v.v…
4- Chính quyền xã – cái tế bào của Chính phủ Liên hiệp
đa đảng – hoàn toàn bị tiêu diệt. Không những thế, còn bị Hồ bôi nhọ. Từ chỗ là
một chính quyền yêu nước, có công lãnh đạo nhân dân địa phương chống Pháp có
hiệu quả, nay bị gọi là phản động, là phòng nhì của Pháp, là nằm vùng để phá
cách mạng.
5- Các nhân sỹ, các nhà hoạt động tôn giáo, các đảng
phái không cộng sản bị hạ nhục, bị vô hiệu hóa, bị khủng bố. Và, kể từ đó chỉ
còn những kẻ chỉ điểm của Hồ trong các đảng phái không cộng sản, các hoạt động
tôn giáo. Nhưng cũng chỉ được hoạt động theo kiểu làm kiểng “dân chủ” như cái
chính phủ mà Lữ Phương đã là thành viên chỉ khi còn ở trong bưng mà thôi vậy.
Chính quyền xã (tế bào của Chính phủ Liên hiệp đa
đảng) và tổ chức “đảng Lao động (cộng sản) ở xã bị sụp đổ, kéo theo sự sụp đổ ở
cấp huyện và tỉnh. Thế là, bộ mặt chính phủ vẫn mang diện mạo của “liên hiệp đa
đảng” nhưng thực tế nó là một kiểu “hồn Trương Ba da hàng thịt”. Nghĩa là, về
hình thức vẫn là “liên hiệp”, nhưng nội dung của nó là “đảng trị độc tài” của
Hồ và cái “tập đoàn công dân búa liềm” của hắn. Cuộc đảo chính của Hồ đã thành
công trọn vẹn. Máu đổ cũng nhiều, người chết và bị thanh trừng cũng nhiều. Quá
trình đảo chính và củng cố ngụy quyền cộng sản đã không chỉ tác hại trực tiếp
đến hàng triệu sinh mạng mà nó ảnh hưởng đến toàn bộ nhân dân Việt Nam trong
mọi mặt đời sống văn hóa và sinh hoạt chính trị của xã hội Việt Nam. Cái kinh
tởm nhất là toàn xã hội – kể cả tụi thống trị – trở thành lũ nói láo, nói điêu,
sống vô đạo nghĩa – nói và nghĩ hoàn toàn ngược với nhau. Tỷ dụ: Đói thì nói
là no; ghét nói là yêu; bị đàn áp thì nói là được tự do v.v… Cả xã hội chỉ
phát triển cơ bắp, bộ óc teo lại chỉ dùng để “ăn, ngủ, đụ, ị” và hô khẩu hiệu
mà thôi. Tất cả mọi suy nghĩ là độc quyền của Hồ chí Minh và đầu lãnh mafia đỏ.
Có thể người dân Việt Nam (nhất là cái gọi là “trí
thức”) cũng như quốc tế ngu thật, hoặc mơ hồ vì chỉ thấy nguyên nhân máu chảy,
người chết và tù đày là từ những cái gọi là “cải cách ruộng đất”, “rèn cán
chỉnh quân”, “chỉnh huấn chính trị”, “ôn nghèo nhớ khổ”, “cách mạng văn hóa và
tư tưởng”, , “chấn chỉnh tổ chức”, “cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh”
nghĩa là chính sách quá tả mà ra, vì thế họ không nhận ra rằng Hồ chí Minh
dùng những chính sách nói trên làm biện pháp đảo chính Chính phủ Liên hiệp đa
đảng, vô hiệu hóa Quốc hội khóa 1.
Cho nên, phải thấy rằng, sau cải cách ruộng đất (ở
miền Bắc Việt Nam) thì miền Bắc Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân đỏ
Nga-xô. Vì thế, Quốc hội khóa 2 – với thành phần quét rác, mổ heo, loại mù chữ,
ngụy quân, công dân búa liềm, sư sãi mộc tồn, linh mục “đơ-mi ca-ri, đơ-mi
rô-ti” và v.v… cùng với cái gọi là “hiến pháp 59” chỉ là những lớp son dân chủ
giả hiệu trên các bộ mặt hề của chủ nghĩa thực dân đỏ.
Xin được đưa một thí dụ cụ thể chứng minh thấy rõ hơn
những điều vừa nêu. Lấy tỉnh Phú-thọ (Bắc Việt Nam) làm một điển hình:
Năm 1945, sau khi quân Nhật phát xít làm đảo chính
thực dân Pháp, trong lúc chính phủ của cụ Trần Trọng Kim chưa kịp vươn tới đó
thì tuần phủ của tỉnh là Cung đình Vận bỏ trốn. Nhân dân vì nạn đói đua nhau đi
phá kho thóc của thực dân Pháp (nghĩa là tự phát làm cách mạng), rồi bầu viên
tham tá tòa công sứ Phú-thọ, tên là Nguyễn hữu Chỉnh, làm “quyền tỉnh trưởng”.
Tận cuối 1945, vài tên cộng sản núp dưới danh nghĩa Việt Minh, móc nối với Đội
Phiên. Khi đó Phiên đang làm quản lý đồn điền cho ông Đốc Lương (có phòng mạch
ở Nông-pênh, Cam-bốt) nên có nhiều tá điền. Thế là Phiên được “phong” làm chủ
nhiệm tổng bộ Việt Minh tỉnh Phú-thọ. Phiên đem một số tá điền cầm giáo, mác ra
cùng chia quyền với ông Nguyễn hữu Chỉnh. Lúc đó
Nguyễn văn Nguyên (còn gọi là giáo Nguyên), quê ở Xuân-lũng, phủ Lâm-thao
(Phú-thọ), lấy vợ và định cư ở Chí-chủ. Hắn là đảng viên cộng sản do Trường
Chinh kết nạp. Sau khi Chính phủ Liên hiệp đa đảng ra đời, theo đề nghị của Hồ
là hợp nhất lực lượng vũ trang của các đảng phái trong Chính phủ Liên hiệp ngày
7-1-1946. Hồ đã lưu manh cho họp mặt ăn thề “hợp nhất” lực lượng vũ trang của
VNQDĐ ở Yên-bái (Bắc Việt Nam) buổi chiều thì buổi tối cho đánh úp quân của
VNQDĐ khiến tư lệnh Nguyễn văn Vĩnh phải tự tử. Một số trốn thoát chạy lên
Lao-cai với tư lệnh Triệu việt Hưng. Còn lớp sỹ quan lục quân của VNQDĐ, hầu
hết là sinh viên đại học Hà-nội, vì lòng yêu nước bỏ học để học quân sự ở nơi
anh hùng liệt sỹ Nguyễn Thái Học đã bị thực dân Pháp giết, được tụi cộng sản
làm lễ tiễn về Hà-nội để tiếp tục học ở đại học. Nhưng thực tế chúng đã báo cho
Nguyễn văn Nguyên đón bắt hầu hết ở ga Chí-chủ. Nguyên cho trói hai người làm
một rồi đưa ra ghềnh Bà Triệu, đâm vài nhát và đẩy xuống chỗ xoáy nước của
ghềnh. Trong số thoát nạn có bác sỹ Nguyễn văn Tiếp, sau 1954 di cư vào Nam và
từng giữ chức giám đốc bệnh viện Chợ Quán.
Với thành tích giết “người yêu
nước” như thế, Nguyễn văn Nguyên được Trường Chinh chỉ định làm “bí thư tỉnh ủy
cộng sản” của tỉnh Phú-thọ. Bấy giờ Nguyên mới kết nạp đội Phiên. Đầu năm 1947,
vợ đội Phiên cũng được lôi lên Vĩnh-chân (huyện Ấm-thượng, Phú-thọ), dù mù chữ
lại vừa già móm và toét mắt, cũng giữ chức chủ tịch phụ nữ Liên khu X, có bà
Phan thị An, nguyên hiệu trưởng trường nữ học Hoài Đức (Hà-nội), giúp việc.
Qua cải cách ruộng đất ở tỉnh
Phú-thọ, Nguyễn văn Nguyên bị khép tội VNQDĐ và bị bắn chết. Chưa đầy 5 tiếng
đồng hồ sau thì có ngựa hỏa tốc đem lệnh của Hồ sửa sai cho Nguyễn văn Nguyên,
được tuyên dương là liệt sỹ. Vợ chồng đội Phiên cũng bị còng tay vào tù về tội
“liên quan với địa chủ” (tức làm quản lý đồn điền cho ông Đốc Lương). Đội Phiên
cắn lưỡi tự tử chết, còn vợ bị đem về bắn chết ở sân đồn điền của ông Đốc Lương
(Cẩm-khê, Phú-thọ). Chủ tịch tỉnh là nguyên tham tá tòa sứ Phú-thọ, Nguyễn hữu
Chỉnh bị cách chức, khoảng 1957 cho đi dạy học ở trường kinh tế – tài chính
(Hà-nội). Trước đó, tuần phủ Cung đình Vận cũng bị bắt và bắn chết.
Quyền hành toàn tỉnh Phú-thọ,
sau ngón võ của Hồ, đều nằm trong tay bí thư tỉnh ủy mới của “đảng Lao động” là
Vũ Song, do đích thân Hồ chỉ định. Trước đó Song là người được Hồ trực tiếp lựa
chọn và giao cho xây dựng “đoàn thanh niên xung phong” (một mỹ tự gắn cho nam
nữ thanh niên nô lệ khổ sai).
Thế là Hồ đã chặt chân tay của
Trường Chinh ở Phú-thọ qua cái gọi là “cải cách ruộng đất”, cũng như cày nát
nhân sự làng Xuân-lũng (phủ Lâm-thao, Phú-thọ), đã từng là cơ sở quan trọng của
anh hùng liệt sỹ Nguyễn Thái Học. Sau khởi nghĩa Yên-bái của VNQDĐ, làng
Xuân-lũng đã từng bị thực dân Pháp cho máy bay “bà già” bắn phá bỏ bom. Hồ đánh
tan nát Xuân-lũng còn hơn Pháp bắn và thả bom rất nhiều, nhằm tiêu diệt tinh
thần yêu nước thực sự của người Việt Nam (đó là tinh thần Nguyễn Thái Học).
Trường Chinh rất đau trong vụ
Nguyễn văn Nguyên bị Hồ cho giết chết. Hắn lợi dụng cái tuyên dương “vuốt đuôi”
là liệt sỹ mà Hồ ban cho Nguyên để đưa con trai Nguyên đi Nga-xô học, rồi khi
nắm chức Chủ nhiệm ủy ban khoa học của ngụy quyền Hà-nội, hắn đã đưa thằng con
đó của Nguyên vào giữ ghế thư ký ủy ban. Con của tên Việt gian, giết người yêu
nước, Nguyễn văn Nguyên đó chính là “giáo sư tiến sỹ” Nguyễn văn Đạo, giám đốc
trường đại học quốc gia hiện nay. Đạo là người đọc diễn văn ngày cựu tổng thồng
Bill Clinton của Mỹ, đến nói chuyện ở trường này, và Đạo bị một số người trong
nước Việt Nam chửi là “vô giáo dục, bất lịch sự”. Chó tất nhiên đẻ ra chó, làm
sao đẻ ra cọp được!
Làm “cải cách ruộng đất” là âm
mưu thâm độc và quan trọng nhất để Hồ đảo chính Chính phủ Liên hiệp đa đảng, âm
thầm biến cuộc chiến tranh chính nghĩa của Chính phủ Liên hiệp đa đảng chống
thực dân Pháp thành chiến tranh bành trướng của chủ nghĩa thực dân đỏ. Chính vì
thế mà bao người đành phải đau lòng rời bỏ kháng chiến để vào vùng Pháp tạm
chiếm. Hầu hết còn mơ hồ không lý giải được tình hình lúc đó, lại thêm thiếu
tài liệu về con người của Hồ chí Minh cũng như những thực tế tội ác của Hồ và
tập đoàn mafia đỏ của hắn, cho nên chia làm hai bộ phận:
1- Một số trùm chăn, mơ mơ hồ
hồ, làm cái loa rỉ tai tuyên truyền có lợi cho ngụy quyền Hồ chí Minh.
2- Số khác lợi dụng Pháp để
công khai chống ngụy quân, ngụy quyền Hồ chí Minh, nhưng cũng chưa đủ thông tin
để hiểu sâu sắc về tập đoàn Hồ chí Minh và cái chủ nghĩa “lá diêu bông” cộng
sản; và cũng không có khả năng tổng hợp tội ác của chúng cũng như hoàn toàn
thiếu phương tiện để đấu tranh với bọn chúng trên bình diện tuyên truyền thông
tin. Trong khi đó, ngụy quyền Hồ chí Minh vẫn núp trong cái lốt Chính phủ Liên
hiệp đa đảng, vẫn nắm ngọn cờ “chiến tranh giải phóng dân tộc” của Chính phủ
Liên hiệp đa đảng, lại được mẫu quốc Nga-xô cùng đồng bọn cộng sản ở khắp thế
giới đánh bóng, ủng hộ. Điều đáng buồn là có nhiều “trí thức tháp ngà”, nhiều
nhà hoạt động xã hội quốc tế có tên tuổi, y như người ngắm trăng bằng mắt để
tưởng tượng ra câu chuyện “chị Hằng” và “chú Cuội ngồi gốc cây đa”, ra công tô
vẽ cho con quạ đen ngụy quyền Hồ chí Minh thành chim phượng, chim trĩ!!! Chính
vì thế mà cuộc đấu tranh của những người đã cảm nhận được Hồ và cái tập đoàn
công dân búa liềm của hắn là nguy cơ của dân tộc và đất nước Việt Nam cứ phải ở
thế hạ phong.
Với dã tâm lưu manh chính trị
đó, ngay từ đầu 1948, Hồ đã đích thân dùng bút danh Trần dân Tiên để tự đánh
bóng bản thân với toàn những chuyện phịa. Đó cũng là cái khung, cái mẫu
mực mà Hồ vạch ra cho các loại bút nô sau này, tạo thành “một
nguồn cảm hứng vô tận” để hình thành những bài tụng ca, và hơn nữa, còn là hình
tượng của người đi cứu độ chúng sinh nữa, như Lữ Phương viết.
Tất cả những tên nô lệ thổi
kèn nâng bi họ Hồ, dù xuất thân rất khác nhau, đều được Hồ ban cho một chỗ đứng
cao ráo trong bậc thang mafia đỏ. Tố Hữu, một tên mà đã có nhận xét về hắn là
“mắt khô miệng ướt”, đã vọt lên tới cái ghế ủy viên chính trị bộ đảng Việt
gian; Diệp minh Châu được lôi từ đồng bằng Cửu-long, chẳng qua bầu bán, nhảy thẳng
ra Việt-Bắc dự đại hội 2, rồi được cùng ăn ở với Hồ để vẽ Hồ. Một năm sau, Hồ
cho Diệp minh Châu qua Ba-lan học nghề nặn tượng để chuyên nặn và tạc tượng Hồ.
Tên phó máy phố phủ là Đinh đăng Định cũng được Hồ cho ở cạnh để chụp ảnh Hồ
trong suốt những ngày ở Việt-Bắc và vài năm sau 1954, được Hồ cho cái ghế “chủ
tịch hội nhiếp ảnh”. Tất cả các loại khác từ Nguyễn đỗ Cung đến Mai văn Hiến;
từ Hoài Thanh đến Bảo định Giang; cặp bài trùng Cù huy Cận – Xuân Diệu; rồi
Nguyễn đình Thi, Lưu hữu Phước, Phạm Tuyên, Đỗ Nhuận; rồi Huyền Kiêu, Hoàng
trung Thông v.v… Tóm lại cả một hiệp hội gồm những văn nghệ sỹ, trí thức “không
bằng cục cứt” đua nhau ca ngợi Hồ bằng mọi loại hình văn học nghệ thuật và có
cả một cái gọi là “ủy ban liên lạc văn hóa với nước ngoài” với những Phạm ngọc
Thuần (anh ruột nội gián Phạm ngọc Thảo), bác sỹ Nguyễn khắc Viện, Vũ Cận v.v…
làm công việc dịch thuật những “tụng ca” đó, có sự tiếp tay của nhóm Việt gian
hải ở ngoại là Huỳnh trung Đồng, bác sỹ Nguyễn ngọc Hà v.v… Hồ còn được mấy anh
chị làm báo của Tây cộng sản và Tây xã hội làm cái việc “vẽ rắn thêm chân”.
Sự bốc thơm họ Hồ của cả một
hệ thống văn nô cung đình, có tầm vóc lớn lao, mà lịch sử các triều đại ở Việt
Nam chưa bao giờ có thể hình dung được. Cộng thêm những tên cầm bút người nước
ngoài vừa ngu vừa dốt, vừa vô trách nhiệm, đã đổi trắng thay đen sự thực lịch
sử, khiến con dê cụ Hồ chí Minh biến thành “ông tiên” của Lữ Phương, tên Việt
gian số một trong lịch sử Việt Nam biến thành “anh hùng giải phóng dân tộc”;
tên gián điệp quốc tế chuyên nghiệp thành “lãnh đạo cộng sản tầm cỡ quốc tế tài
ba”; tên đạo văn thành “hiền triết phương đông”.
Thật đáng buồn là có những
người đã từng cầm súng chống thực dân Pháp mà về già, óc nô lệ vẫn còn đặc sệt,
đến nỗi viết sách về Việt Nam mà phải nhờ một “ông” Tây cầu chứng cho. Khổ nỗi
“ông” Tây này cũng từng là cây bút bố láo có hạng!!!
Thật đáng lo ngại bởi các thế
hệ con em chúng ta sau này, chắc chắn sẽ ngả vào đống tài liệu giả đó để mà băn
khoăn không biết đâu là thực, đâu là giả, sẽ mất thì giờ tranh cãi và có thể
rất nhiều các em sẽ nghĩ Hồ là “ông tiên” thật, hoặc nghi ngờ rằng: “hư thực ra
sao chưa được chứng minh thật thuyết phục” như Lữ
Phương đã viết. Vì cho đến nay chưa ai nghiêm túc hệ thống hóa tài liệu, phê
phán tài liệu để tìm sự thực nhằm bác bỏ núi tài liệu giả do chính Hồ và ngụy
quyền cộng sản mafia Hà-nội sản xuất từ hơn nửa thế kỷ nay, vẫn còn tiếp tục
làm hàng giả, đang được những tên mafia đỏ hoặc tay sai của chúng nằm vùng,
hoặc lũ cơ hội đi hai hàng, đang tìm cách cho thâm nhập, thẩm thấu dần dần vào
cộng đồng người Việt ở hải ngoại, đặc biệt là tầng lớp trẻ. Cây bút của chúng
như cái que khều rác, bới loạn xà ngầu, mà cũng chỉ bới ra rác thôi.
Như đã trình bày ở trên, rằng
Hồ dùng “cải cách ruộng đất” để đảo chính âm thầm Chính phủ Liên hiệp đa đảng,
dựng lên ngụy quyền Hồ chí Minh, lèo lài cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân
dân ta chống thực dân Pháp thành cuộc chiến bành trướng của thực dân đỏ. Hắn
vẫn dùng ngọn cờ giải phóng dân tộc của Chính phủ Liên hiệp đa đảng nhưng những
người Việt Nam thức thời, thấy rằng Hồ và tập đoàn mafia đỏ là bệnh tâm phúc
của dân tộc còn thực dân Pháp chỉ là cái mụn ghẻ. Vì thế mới có sự hợp tác với
Pháp để chống Hồ. Chỉ tiếc là thiếu nhân sự có khả năng, thiếu phương tiện, tư
liệu và kỹ năng tuyên truyền và phản tuyên truyền, cho nên bị con cáo già Hồ
chí Minh, lợi dụng sự ấu trĩ của nhân dân lúc đó, hoàn toàn mù tịt về tội ác
của thực dân đỏ, để khoét sâu thêm sự ngộ nhận của nhân dân trong việc cộng tác
với Pháp. (Sau này ngụy quyền Hồ chí Minh cũng múa lại võ này trong cái gọi là
“chống Mỹ xâm lược” trong chiến tranh bành trướng của thực dân đỏ vào miền Nam
nói riêng, và toàn Đông-dương nói chung).
Sau cải cách ruộng đất, tất cả
những việc làm khác của Hồ như “chấn chỉnh tổ chức” và “sửa sai cải cách ruộng
đất” chỉ nhằm mục đích củng cố quyền lực của cá nhân Hồ; củng cố bộ máy thống
trị của ngụy quyền Hồ chí Minh; chấn chỉnh lại tổ chức công dân búa liềm, nhằm
nhẹ nhàng loại bỏ ảnh hưởng của Trung cộng.
Nhiều người đến nay vẫn tưởng
Hồ tự phê về sai lầm trong cải cách ruộng đất là thực lòng, đó là vì họ không dám
mở mắt nhìn thẳng vào con người của Hồ. Những huyền thoại về Hồ do chính hắn và
tay sai trong và ngoài Việt Nam, do đồng bọn ở nước ngoài, do mẫu quốc đỏ (anh
cả Nga-xô, anh hai Trung cộng), do mấy nhân sỹ trí thức nước ngoài thuộc loại
“lẩm cẩm muốn nổi danh” đã tô vẽ “rắn thêm chân” làm họ không dám nghĩ rằng Hồ
chính là con “mảng xà tinh” trong truyện Thạch Sanh.
Sửa sai thực chất là một cuộc thanh lọc lại, vì thế
mới có lý do để cất chức tổng bí thư của Trường Chinh; đuổi Lê văn Lương và
Hoàng quốc Việt ra khỏi bộ chính trị mafia đỏ, tước chức đầy quyền lực của
Lương là trưởng ban tổ chức trung ương, cho Lê đức Thọ ngồi vào đó và Lê Duẩn
được ngồi lên đầu Trường Chinh.
Cũng qua sửa sai, Hồ cho giết một số nữa gồm bọn gọi
là “rễ”, nghĩa là cái kiểu sửa gáy “kiêu binh tam phủ”, cho trở lại đời thường
một số “bị oan” trong cải cách, để làm đối trọng của lũ kiêu binh mới, gây ra
cảnh rình mò nhau, khiến chẳng ai dám trái ý Hồ.
Cũng qua sửa sai, Hồ dùng tay Nguyễn chí Thanh để sửa
gáy cả Võ nguyên Giáp, bằng cách cho phép Thanh bắt các đại tá thân cận nhất
của Giáp, nghĩa là “cạo nhẵn râu ria của Giáp”. Hào quang “chiến thắng
Điện-biên” của tướng Giáp được các nguyên soái Vi quốc Thanh, đại tướng Trần
Canh và thiếu tướng La quý Ba của Trung cộng đội cho, bị Hồ dùng cái khố cố
nông của Nguyễn chí Thanh chụp lại. Trung tướng ngụy quân Hoàng văn Thái, cánh
tay mặt (sau còn là sui gia) của Giáp chẳng tội tình gì mà bị tước chức tổng
tham mưu trưởng ngụy quân cộng sản. Cái ghế đó được trao cho Văn tiến Dũng, đại
đoàn trưởng đại đoàn Đồng Bằng, và Dũng được đưa lên chức thượng tướng – hơn
Thái một ngôi sao! Và Thái thành phó của Dũng!
Tất cả những người thắc mắc, phát hiện ra sai lầm của
cải cách ruộng đất đều bị loại thẳng tay như luật sư Nguyễn mạnh Tường; như bộ
trưởng tư pháp Vũ đình Hòe v.v… Và, Hồ còn quăng mẹ nó cả cái bộ tư pháp lẫn
khoa luật ở trường đại học vào “hố xí”. Từ đó trở đi, lời nói, mệnh lệnh của
Hồ là luật. Ngụy quyền Hồ chí Minh cũng cho ra đời cái quyết định tập trung
cải tạo không xét xử (mà cũng là không thời hạn) tất cả những ai bị coi là nguy
hiểm cho chế độ (thực dân đỏ) hoặc có thể sẽ nguy hiểm (nghĩa là thà sai hơn
sót)!!!
Thế mà có biết bao tên điên hoặc vừa điên vừa ngu từ
đó cho đến nay, như con đà điểu rúc đầu vào cát, vẫn tin vào sự sửa sai của Hồ
là thành khẩn!!!
Hiệp định Genève 1954 cho ngụy quyền Hồ chí Minh tạm
thời quản lý miền Bắc Việt Nam tới vĩ tuyến 17.
Trước đó Hồ dùng cải cách ruộng đất để tước đoạt tài
sản của nông dân. Nay vào tiếp quản các thành thị, Hồ dùng cái gọi là “cải tạo
công thương nghiệp tư bản tư doanh”, và qua tay tên nguyên lý trưởng chuyên cờ
bạc và nghề hoạn lợn là Đỗ Mười, hắn cho cướp hết tài sản của nhân dân ở thành
thị. Nghĩa là hắn đã “vô sản hóa toàn dân Việt Nam ở phía Bắc vĩ tuyến 17”,
và tất cả thành nô lệ của thực dân đỏ. Có thể đó là thành tích “lãnh đạo cộng
sản tầm cỡ quốc tế tài ba” của Lữ Phương dâng cho Hồ. Bởi bọn Tô
Định, Mã Viện, Cao Biền ở phương Bắc và thực dân Pháp cũng không thể nào so
sánh được với cái vẩy móng tay của Hồ trong sự nghiệp nô lệ hóa nhân dân Việt
Nam cho thực dân đỏ!
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen