www.nhabaovietthuong.com

www.nhabaovietthuong.com
www.nhabaovietthuong.com

Sonntag, 10. Februar 2013

TẬP ĐOÀN NGỤY QUYỀN VIỆT GIAN CỘNG SẢN VÀ NHỮNG MÙA XUÂN ĐEN TỐI

Lời tựa: Blog nhabaovietthuong-uk.blogspot.com trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc các bài cũ đã từng đăng tải của nhà báo Việt Thường.

Trân trọng
Moderator

Việt Thường

Cái Tết Việt Nam vừa thiêng liêng vừa sâu đậm. Đó là dịp để mọi bất hòa trong gia đình, họ hàng, trong bà con lối xóm xí xóa cho nhau. Đó là dịp để mọi người nhớ đến gốc: cúng lễ Thành Hoàng, tổ tiên, vua bếp, đi trảy hội. Đó cũng là dịp để người ta sửa lại cá tính, hành vi: ăn nói từ tốn, bặt thiệp; đi đứng, ăn mặc chững chạc; nét mặt cởi mở, hy vọng, nhân ái. Nhà cửa, đường phố, lối xóm được quét dọn sạch sẽ. Những thú tao nhã được tổ chức như cờ người, thi hoa kiểng, đánh đu, ném còm, thi thơ v.v... Còn một cái thú nữa là đốt pháo, xin xăm ở đền, chùa; coi bói đầu năm; xuất hành lấy lộc và xông nhà... mừng tuổi. Những người đi làm phương xa cũng nhớ dịp Tết về quê đoàn tụ cùng họ hàng lối xóm. Ngày mùng Một, con cháu làm lễ chúc tụng ông bà, cha mẹ, anh chị em; cùng nhau lễ gia tiên trong khói hương ngan ngát; cùng nhau ăn bữa cơm đầu năm với bánh chưng, cá thu kho, củ cải giầm, dưa hành, củ kiệu, bún thang, giò lụa, chả quế v.v... và được nghe kể lại về phả hệ, về truyền thống của gia đình, tôn tộc, về làng xã với những đóng góp cho đất nước các đặc sản cũng như tài tử, văn nhân và anh hùng giữ nước và dựng nước.
Cái di sản sinh hoạt văn hóa tư tưởng ấy bắt đầu từ thuở Hùng Vương cho đến tận những năm đầu của thập niên 50, có ai nghĩ và nhớ lại rằng cái Tết đã bị cố tình phá bỏ, chà đạp tàn bạo bởi tên đại Việt gian Hồ chí Minh và tập đoàn Việt gian cộng sản chóp bu cầm quyền ở xung quanh hắn. Có thể nói rằng, hơn bốn ngàn năm lịch sử của Việt Nam, chưa có một triều đại nào, một tập đoàn cầm quyền nào - là người Việt Nam - đề ra đường lối phá hoại các di sản văn hóa, kiến trúc, sinh hoạt tư tưởng... của dân tộc Việt Nam như Hồ và tay chân thân tín. Cố tình xóa bỏ cái Tết truyền thống của dân tộc để thay vào cái "Tết" thành lập đảng (cộng sản) 3-2 và "Tết" độc lập 2-9, nhưng Hồ và những kẻ thừa kế hắn ta đã thất bại thảm hại, tuy rằng việc thực thi chính sách phản dân hại nước đó có làm tổn thương sâu đậm đến cả cơ sở vật chất lẫn ý thức xã hội về truyền thống của dân tộc ta. Khái niệm "cách mạng" - thực ra là tiến bộ và tốt đẹp - đã bị Hồ và những kẻ thừa kế hắn lạm dụng làm bình phong che đậy những thất sách cùng những hành động vừa lạc hậu vừa tàn bạo, gây nhiều hậu quả tai hại nghiêm trọng và lâu dài cho đất nước và dân tộc Việt Nam, còn hơn cả quân xâm lược ngoại bang. Tết cổ truyền của Việt Nam bị Hồ và các đệ tử của hắn ta đặt trong phạm trù "hủ tục lạc hậu", cần phải "cách mạng" lại.



TỤC CŨ LỄ MỚI



Nỗi khát khao độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam những năm trước 1945 cộng với sự thiếu thông tin và những thủ đoạn tuyên truyền bịp bợm của những người "cộng sản" Việt Nam do Hồ lèo lái và đào tạo là những yếu tố hợp thành với những yếu tố khác nữa, đưa đến sự "thành công" của Hồ trong việc cướp được cái ghế chủ tịch nước của Việt Nam dưới chế độ "cộng hòa". Cái tên Hồ chí Minh, trong những năm đầu của thập niên bốn mươi, được gắn liền vơí các "huyền thoạị" "Hình như" Hồ là Nguyễn ái Quốc. "Nghe nói" Hồ là một nhà nho yêu nước, được cụ Phan Bội Châu "kính nể". "Lại nghe nói" Hồ là hậu duệ của Quang Trung Nguyễn Hu (nguyên là họ Hồ), gốc gác xa xưa là giòng dõi vua Nghiêu bên Tàu, "có chí lớn là đánh đuổi giặc Pháp giành lại độc lập cho Việt Nam", đồng thời cũng sẽ nối chí của Quang Trung là lấy lại đất cũ của Việt Nam là Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây). "Nghe nói" Hồ mỗi mắt có hai con ngươi giống công tử Trùng Nhĩ bên Tàu, làm nên nghiệp bá - tức Tấn văn Công thời Đông Chu . Những "huyền thoại" đó lan từ miền núi xuống đồng bằng; từ nông thôn về thành thị và cuối cùng nó không còn là "huyền thoại" nữa mà được coi như "sơ yếu lý lịch" của Hồ . Chẳng thế mà cuối tháng 8-1945, khi Hồ từ Thái-nguyên về Hà-nội, các thành viên là "cộng sản" trong Việt Minh ở huyện Gia-lâm đã tổ chức đón như đón Vua: cũng hương án khói nhang nghi ngút, cờ quạt, chiêng, trống, quan viên, bô lão trong làng, xã của huyện mặc áo thụng quỳ lễ vọng hai bên đường. Chính Phủ Liên Hiệp mà Hồ là chủ tịch; cụ Nguyễn Hải Thần là phó chủ tịch; cố vấn chính phủ là cựu hoàng Bảo Đại và các thành viên của chính phủ còn bao gồm những nhân sỹ trí thức  khác như cụ Huỳnh thúc Kháng, Phan kế Toại, Nguyễn văn Tố, ... là đặc trưng của nền dân chủ sơ khai của nước Việt Nam độc lập của những năm 1945-46... Cho nên Hồ vẫn còn khoác áo của một "người Việt Nam yêu nước và... dân chủ". khi nói với đám đông, bao giờ hắn cũng lễ phép "kính thưa các cụ phụ lão..." và xưng là "tôi". Những "hiện tượng tiêu cực" lúc đó trong xã hội Việt Nam mới giành được độc lập, Hồ đều "chân thành" nhận lỗi về phần chính phủ và cá nhân hắn ta. Ngày Tết dân tộc, Hồ tặng quà cho các cụ già nhiều tuổi và các cháu nhỏ theo đúng truyền thống dân tộc là "kính trên nhường dưới". Quan điểm, hành vi để che đậy dã tâm một cách tinh vi của Hồ lúc ấy đã lừa đảo được nhân dân Việt Nam, đã được nhân dân Việt Nam bao gồm các đảng phái, đoàn thể, tôn giáo... "hòa thuận, hòa giải, hòa hợp" để bảo vệ và xây dựng đất nước. Đáng tiếc là nhân dân Việt Nam đã bị lừa bịp trắng trợn. Hồ và lũ cộng sản cầm quyền xung quanh hắn ta đã lừa bịp nhân dân Việt Nam, cho đến nay là thế hệ thứ ba! Chẳng khác gì chuyện hồ ly tinh chín đuôi, mượn xác hiền nữ Tô Đt Kỷ để lọt vào cung của Trụ Vương. Và, khi đã nắm được trọn quyền lực thì bắt đầu ra oai tác quái, hãm hại trung thần, giết hại lương dân. Hồ cũng vậy. Phải chờ đến khi Trung Cộng làm chủ lục địa Trung Hoa vào năm 1949, dựa vào Trung cộng, hắn trở mặt tiêu diệt những lực lượng đã"hòa thuận, hòa hợp và hòa giải" với hắn và bắt đầu từng bước một xóa bỏ nên dân chủ sơ khởi của Việt Nam, xóa bỏ mọi tính truyền thống của dân tộc Việt Nam, xây dựng một chế độ chính trị toàn chế kiểu Anax của thời trung cổ - trong đó vua cũng đồng thời là thủ lãnh tôn giáo, kinh tế và quân sự; và nhà độc tài tồn tại nhờ vào giới tướng lãnh có đặc quyền cũng như tầng lớp thư lại (tức cán bộ). Phương pháp cố hữu của Hồ là nêu lên những khẩu hiệu xảo trá giả nhân giả nghĩa...để che đậy những hành động phi lý, bất nhân. Trong cái Tết dân tộc cũng vậy, hắn hô hào "tiết kiệm, lành mạnh hóa", cái đó là đúng, bởi đất nước đang có chiến tranh và sau chiến tranh, đất nước còn nghèo nàn, cần phải tiết kiệm cũng như cần phải xóa bỏ nạn cờ bạc, hút thuốc phiện, xiết nơ.... trong dịp Tết. Nhưng, bên cạnh những cái "hợp lý" đó thì hắn ngăn cản, hạn chế việc xã giao, thăm hỏi trong gia đình, lối xóm; việc cúng lễ tổ tiên, lễ đền, lễ chùa v.v... đồng thời hắn cho lồng vào những lệ mới của ngày Tết đó là lập bàn thờ Tổ quốc với cờ đỏ sao vàng và cờ búa liềm để thờ ảnh chính hắn và một số nhân vật cộng sản quốc tế như Marx, Engels, Lénine, Staline, Mao trạch đông. Và, những buổi trước đây nghe kể về phả hệ, về truyền thống gia đình, làng xã... thì nay thành nghe về tiểu sử Hồ chí Minh và những nhân vật cộng sản quốc tế, về lịch sử đảng cộng sản Nga và công ơn của "Đảng" và của "Bác" đã đem "cơm no, áo ấm và độc lập, tự do, hạnh phúc" cho nhân dân Việt Nam. Thanh thiếu niên được dạy những điệu múa tập thể của Nga-xô và Trung Cộng và hát những bài ca ngợi hai nước "đàn anh" đó với các lãnh tụ cộng sản của h



LỰC LƯỢNG "CÁCH MẠNG"



Để "cách mạng" lại Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam - bị xếp là hủ tục lạc hậu - Hồ dựa vào tầng lớp thanh thiếu niên. Những người cộng sản làm công tác thanh thiếu niên tích cực "vô văn hóa" tầng lớp công dân tý hon này. Bằng những chuyện kể miệng, chúng làm cho các em "không sợ ma" nhưng cũng không tin vào "hồn" của tổ tiên, sự linh thiêng của thần, Phật, Thành Hoàng của làng, xã. Cho nên, vào dịp Tết trong chế độ ngụy quyền của Hồ đã xảy ra những vụ vặn đầu Thành Hoàng; "ỉa" lên bệ thờ đền, chùa; ăn vụng đồ cúng trên bàn thờ tổ tiên; đào bia ở các m. Thanh thiếu niên chỉ tụ họp hát "son, đố, mì", hát bài "quốc tế ca", "ca ngợi Hồ Ch tịch", "ca ngợi đảng lao động Việt Nam ". Những câu ru con ngàn đời: 



"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra..."

bị đổi thành:
"Công "Bác" như núi Thái sơn 
Nghĩa "Đảng" như nước trong nguồn chảy ra".

Câu đối Tết thì một vế ca ngợi Hồ, một vế ca ngợi đảng cộng sản. Trong chùa, ngang hàng với Quan Âm Bồ Tát là ảnh Hồ, ở đền cũng vậy. Ở làng, xã đều có cổng chào với ảnh Hồ và một vài ảnh các nhân vật cộng sản quốc tế và cờ búa liềm. Họ còn tổ chức lễ rước ảnh Hồ, tổ chức đêm văn nghệ diễn kịch mà nội dung là đả kích việc thờ cúng tổ tiên, thần Phật, Thành Hoàng, vua bếp... và kết thúc bằng màn thiếu nhi đánh trống ếch, rước ảnh "bác Hồ". Cấu trúc gia đình bị phá bỏ bởi mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Tín ngưỡng ngàn đời của làng xã bị thay bằng sự sùng bái cá nhân Hồ. Thậm chí những địa danh mang dấu tích của lịch sử, của văn hóa cũng bị đổi tên như Phong Vực, Đồng Lương thành Vạn Thắng; như Cổ Liêu thành Xuân Thủy v.v... là tên của tay chân thân tín của Hồ vẫn còn đang sống sờ sờ ra đó. Đình làng - một dạng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa của nông thôn xưa - bị biến thành trụ sở ủy ban hoặc công an xã, làm kho tàng mà cũng có khi là trại giam của địa phương. Bài vị, tượng thờ, cờ xí bị xếp xó hoặc vứt bỏ, thay vào đó là bàn thờ Tổ quốc của địa phương, cũng đèn nến, lư hương để "thờ sống" ảnh đại việt gian Hồ chí Minh và xung quanh đền là các "lãnh tụ" của "nước bạn" như Mao trạch Đông, Chu Đức, Chu ân Lai, Kim nhật Thành, Phác chánh Ái, Malenkov, Vorochilov, Bulganine, Molotov... Trong tay tên đại Việt gian Hồ chí Minh, ngày Tết truyền thống càng tăng thêm bất hòa trong gia đình, lối xóm; là dịp để soi mói nhau; là thời điểm cho con cái bộc lộ mạnh mẽ tính "cách mạng" của mình bằng cách cản trở việc thờ cúng tổ tiên. Cha mẹ lo bàn thờ tổ còn con cái lo bàn thờ sống tên Hồ chí Minh. Có ngụy quyền cộng sản hỗ trợ nên đương nhiên phần thắng bao giờ cũng về phiá con cái. Đã có nhiều gia đình con cái ngang nhiên đập phá bàn thờ tổ tiên... và những đứa "mất dạy" đó được ngụy quyền của Hồ biểu dương là "cách mạng tiến bộ". Một chứng minh rõ ràng nhất là ngay đầu năm 1975, ở khu Bảy-gian thuộc phố Phan Chu Trinh Hà-nội, con đánh cha thâm tím mặt mũi, nhưng khi đưa ra đồn công an Phan Chu Trinh (thuộc khu Hoàn kiếm), người con còn được tuyên dương là tiến bộ vì đã dám đánh "thế lực lạc hậu" dù đó là cha đẻ!!! (Người bị đánh là ông Vinh, có vợ cả và các con lớn ở Pháp).

TẾT U ÁM

Dựa vào Trung cộng, Hồ "đánh thẳng" thực dân Pháp trong chiến dịch biên giới 1950. Theo đúng tinh thần "chính quyền được đẻ từ họng súng", cuối năm 1951 Hồ cho ra khỏi lồng giấy con quỷ đỏ "Đảng Lao động Việt Nam ", công cụ thực hiện những "tư tưởng" phản dân bán nước của  Hồ. Năm 1952, Hồ cho giết đại tá Trần dụ Châu, chủ nhiệm quân nhu, mục đích chính là thị uy với mọi loại cán bộ cả quân sự lẫn dân s. Cũng với mục đích đó, trong hội nghị quân sự, Hồ đã "bạt tai" đại tá Phùng thế Tài - được coi là loại du đãng đầu bò nhất trong đám binh lính của Hồ - và trấn áp trung tướng Nguyễn Sơn (khi ở quân đội Trung cộng đeo lon đại tướng). Ra vẻ nghiêm khắc như vậy, nhưng chính hắn ta lại "tha bổng" cho Bút Tre, trưởng ty thông tin Phú Thọ, tác giả đơn bướm:

"Trên rừng con khỉ đánh đu 
Thằng Bô-la-éc mút cu cụ Hồ"

vì xét cho cùng, Bút Tre vẫn là đề cao Hồ. (Sau này khi hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Yên và Phú Thọ, Bút Tre còn được vào tỉnh ủy giữ chức phó ban tuyên huấn tỉnh ủy). Rồi tiếp theo là "chỉnh quân", "chỉnh đảng", "cải cách ruộng đất"... người dân bị giết và bị tù vô tội v... Thế là cái khởi thủy người dân đi theo Hồ  vì hắn là thành viên của Chính Phủ Liên Hiệp; vì muốn đánh thực dân Pháp cứu nước, chắc chắn không phải "mê" chủ nghĩa xã hội, vì có ai biết nó là cái quái thai gì đâu... thì nay "phải theo"  vì bị tước hết tài sản, bị lôi ra khỏi tổ ấm cộng đồng làng xã để bị xếp vào các phạm trù mơ hồ "nhân dân" hoặc "phản động", nghĩa là "vì sợ" mà đi theo hắn. Sau 1954, Tết Nguyên đán ở miền Bắc thật là u ám. Người không có của để ăn Tết chiếm đại bộ phận dân chúng mà ngay người nào còn có chút tiền, vàng, cũng không dám ăn vì sợ hàng xóm và con cái, họ hàng tố giác. "Nhà nước" ngụy quyền của Hồ quản lý chặt chẽ mọi sinh hoạt của nhân dân bằng chính sách quản lý hộ khẩu và chế độ tem phiếu lương thực, thực phẩm, tiền lương v.v... Ở các thành phố lớn như Hà-nội, Hải-phòng, Nam định, Hồ còn có "sáng kiến" xâm nhập hợp pháp mọi gia đình "công dân" để "khám xét" gầm giường, bàn thờ, tủ, hòm... bằng cách đẻ ra "tổ vệ sinh đường phố" để đến tất cả mọi hộ "diệt gián" mà thành phần gồm: đại diện thanh niên, y tế tiểu khu và công an quản lý đường phố. Trước Tết vài ngày, toàn thành phố được lệnh "tổng vệ sinh" và đương nhiên thông qua "tổ vệ sinh đường phố" có thành viên là công an, ngụy quyền Hồ  cho "khám nhà" toàn dân định kỳ (chưa kể đột xuất). Có thể nói là nhiều gia đình quá sợ hãi phải "dẹp" bàn thờ tổ tiên và hầu hết mọi nhà đều phải lập "bàn thờ tổ quốc, thờ sống đại Việt gian Hồ chí Minh để khỏi bị cơ quan an ninh "hỏi thăm sức khỏe". Các trụ sở tiểu khu đều được trang hoàng cờ hoa, bàn thờ tổ quốc dành để thờ Hồ; ngoài cửa và bên trong trụ sở đều dán các câu đối do Nhà xuất bản Phổ thông in ấn và phát hành. Tất nhiên nội dung là ca ngợi Hồ và đảng của hắn. Trên bàn thờ Hồ cũng lư hương, cây nến, cành đào, bánh chưng, trái cây, mứt... nghi ngút suốt ba ngày Tết. Kinh phí do dân đóng góp. Trụ sở được công an đường phố và tự vệ canh gác... cùng với đội cứu hỏa nhân dân và tổ chữ Thập Đỏ đề phòng cháy nhà và... ỉa chảy.Tết Nguyên đán được Hồ và đảng của hắn ta tổ chức cho nhân dân thật là... "chu đáo"... thật là..."khỏe" ... thật là... "lành mạnh" và thật là... "công bằng" và v.v... 

"CHU ĐÁO" 

"Chu đáo" bởi vì trước Tết, nhà ai cũng được "tổ vệ sinh đường phố" có thành viên là công an đến mở giúp các hòm, tủ, gậm giường, xó bếp... để phun thuốc diệt gián cũng như kê dọn lại nhà cửa cho gọn gàng, ngăn nắp. Chu đáo bởi vì ngay từ trước Tết cả hơn tháng trời, các thành phần trong tiểu khu bị coi là "phức tạp" như nhân viên, binh lính, sỹ quan trong chế độ Bảo Đại; các tư sản, tiểu thương, tiểu chủ... bị cải tạo tại chỗ; các trẻ em hư hỏng; những người chưa có công ăn việc làm rõ ràng v.v... đều "được" cho đi các trại cải tạo. Số nào được coi là "căn nhẹ" hơn thì bị tạm giam trước Tết vài ngày và sau Tết vài ngày thả ra. Số nhẹ hơn nữa thì bị gọi lên đồn công an để "răn đe". Đã thế, suốt tháng củ mật, tự vệ, dân phòng có công an đường phố lãnh đạo, ngày đến tuần tra, canh gác. Công an và phụ trách thanh thiếu nhi ngày nào cũng "hỏi vui" các em về tình hình bố, mẹ, họ hàng các em "làm ăn" ra sao, có thành kính và nhiệt tình trang hoàng "bàn thờ tổ quốc" của gia đình không; có "lạc hậu mê tín" cúng kiến người đã chết không; có "kiếm chác" được cái gì, ở đâu, bằng cách nào, những tiêu chuẩn Tết ngoài các thứ Nhà Nước qui định cho từng đối tượng không. Chu đáo bởi đêm giao thừa, đại diện các hộ đến trụ sở tiểu khu để cùng tế sống "Bác Hồ", chúc "Bác" sống lâu để lãnh đạo toàn dân đến "ấm no, hạnh phúc" như vẫn ghi trên tiêu đề các công văn, hôn thú, khai sinh, khai tử, lệnh khám nhà và bắt giam v.v..., và cũng hứa qua quyết tâm thư là quyết phấn đấu vì "sự nghiệp" của "Bác" cho đến... hơi thở cuối cùng. Rồi mọi người, thành kính nghe "Bác" chúc Tết đồng bào qua loa truyền thanh và nghe thơ của "Bác". Đây là lần thứ hai nghe lại, vì bài này viết đọc trong dịp năm mới dương lịch, đã thành "tài liệu học tập" trong cơ quan và tổ dân phố; thành "kim chỉ nam" cho các bài báo - cả báo tường ở cơ quan, khu phố - trích dẫn, chứng minh, ca ngợi chế độ của Hồ. Còn bài thơ và bài nói đã được in trên giấy hoa có hình chim rồng, phượng; được bán đến từng hộ dân phố, cơ quan trường học để dán mừng Tết. Những Hoài Thanh, Xuân Diệu, Cù Huy Cận, Tố Hữu... đã đi ca ngợi khắp nơi về lời hay, ý sâu của bài thơ và nó đã được đưa vào học đường các cấp - kể cả nhà trẻ! 

"KHỎE"
Dưới chế độ ngụy quyền Hồ chí Minh, Tết Nguyên Đán được qui định nghỉ hai ngày rưỡi: chiều Ba Mươi, ngày Mùng Một và Mùng Hai Tết. Hầu hết người dân đều làm việc trong các cơ quan nhà nước, hoặc hợp tác xã, hoặc tổ hợp tác - hai loại sau cũng do cơ quan chức năng của nhà nước tương ứng ngành nghề quản lý. Cho nên cái Tết khỏe vì: sáng Ba Mươi, tất cả phải làm tổng vệ sinh ở cơ quan cho gọn sạch rồi niêm phong phòng ốc, tài liệu, giao cho bộ phận bảo vệ có tự vệ cơ quan phối hợp canh gác; chiều Ba Mươi làm tổng vệ ở sinh gia đình và vĩa hè, đường phố (các gia đình bị lưu ý được chiếu cố cho tổ vệ sinh đường phố có công an đi theo đến "giúp đỡ" làm vệ sinh từ xó tủ đến gậm giường); sáng Mùng Một, tất cả phải ra ngoại thành bằng phương tiện tự túc để hưởng ứng "Tết trồng cây" do Hồ đưa ra "sáng kiến"; chiều Mùng Một về đến nhà tắm giặt sạch sẽ đất bùn; tối Mùng Một lễ Tết các chức sắc ở tiểu khu và khu phố; ngày Mùng Hai "cuống cuồng" đưa vợ con đi lễ Tết các "thủ trưởng" cơ quan với tốc độ : đi b... 5 cây số/giờ; xe đạp... 12 cây số/giờ.Thật là "khỏe"!

"LÀNH MẠNH" 

Hồ  đã "lành mạnh" hóa ngày Tết của nhân dân Việt Nam. Cấm hái lộc vì như vậy là phá hoại "tài sản của nhân dân"; cấm "xuất hành", cỗ lớn cúng tổ tiên vì như vậy là lạc hậu, mê tín (nhẹ hơn "phản động" chút chút); trẻ em không có lỳ xỳ vì bố mẹ đào đâu ra tiền. Họ hàng, bè bạn chúc mừng miệng vì không có "tiêu chuẩn" mời nhau ăn uống. Các đền bị dẹp từ lâu. Ở Hà-nội chỉ còn đền Ngọc Sơn và đền Quan Thánh được mở cửa mấy ngày Tết, nhưng không cho thắp nhang, đốt vàng, xoa chân "Đức Ông". Mọi người chỉ đến xem như một di tích lịch sử. Không được xin xăm và bói toán. Không cờ bạc, rượu chè, trảy hội. Không ăn mặc "nhố nhăng"; cán bộ mặc đại cán, nhân dân áo ngắn, hầu hết mặc áo bông màu xanh công nhân hoặc màu cỏ úa bên ngoài. Ra đường, nếu không nhìn mặt thì già trẻ, trai gái trông đều lẫn lộn cả. Các vườn đào Nhật tân, vườn hoa Ngọc Hà bị "cải tạo" trồng hoa màu để tăng thêm lương thực và cây công nghiệp (y hệt cảnh Sài-gòn sau tháng 4-1975: những vỉa hè cỏ ở đường Gia Long... bị trồng khoai mì; sân bay Tân Sơn Nhất bị trồng sả...); chỉ lưu lại số ít do công ty công viên (quốc doanh) quản lý lấy hoa, cây cảnh... phục vụ các cơ quan của đảng (cộng sản), và các sứ quán. Trẻ em thì có bóng bay là dụng cụ chống sinh đẻ do ủy ban dân số của Liên Hiệp Quốc "viện trợ" đem ra nhuộm và "thổi miệng", vừa tiết kiệm vừa "bền". Người lớn thì có sách, truyện bán dịp Tết như: tuyển tập Lê-nin, tư bản của Kác-Mác; phép biện chứng của tự nhiên của Engels, Nhật ký trong tù của Hồ chí Minh; thơ của Tố Hữu; truyện Thượng Cam Lĩnh của Tàu; các tiểu thuyết của Nga từ Boris Polévoi đến Tolstoi; từ Korjevnikov đến Solokhov, Erengbourg v.v... Ngoài ra có các phim về "đấu tranh giai cấp" của cả Nga và Tàu.Các sân khấu ca nhạc hát ca ngợi "Đảng và Bác" với các điệu vũ dân gian nhưng thấy có bóng dáng "Ba Tàu" và "con Gấu Nga". Có lẽ cái thú "êm dịu" nhất là xem cây cảnh và chọi chim ở sân đền Quan Thánh mà cười được thực lòng vì cái "ngây ngô" của cán bộ văn hóa Hà-nội có giám đốc là Nguyễn Bắc, người có sáng kiến quét vôi trắng toàn bộ Tháp Rùa cũng như đánh bắt rùa ở Hồ Gươm lên ăn thịt (con nặng 80 kg thì ăn hết cả thịt lẫn mu; con nặng 120kg thì ăn thịt còn cái mai đem "triển lãm" ở Văn Miếu). Năm nào cũng được nghe cán bộ văn hóa "a-lô" trong ngày chọi chim: - không biết có cố tình không - "Các cụ muốn chọi chim xin xếp theo hai hàng. Bên phải tôi là các cụ "chim to"; bên trái tôi là các cụ "chim nhỏ". Đề nghị trật tự canh chừng không cho ai được sờ, mó làm chim các cụ sợ!" Hà-nội thanh lịch khi vào tay tên đại Việt gian Hồ chí Minh thì ngày Tết được "lành mạnh" hóa như vậy đấy và được tô hồng là "Tết văn hóa" trái với xưa kia là "hủ lậu, mê tín, dị đoan và lãng phí"!!!


Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen